50 năm Thống nhất: Quảng bá hình ảnh đất nước qua những trang sách hào hùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại sứ Nguyễn Thanh Hải trao tặng Thư viện Ban Thư ký Trung ương Ấn Độ bộ sưu tập sách quý về Việt Nam để những người bạn Ấn Độ hiểu sâu hơn về di sản và bản sắc của đất nước hình chữ S kiên cường.

50-nam.jpg
Đại sứ Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại buổi lễ tặng sách. Ảnh: Ngọc Thúy/TTXVN

Sáng 24/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải đã tới thăm Góc Việt Nam tại Thư viện Ban Thư ký Trung ương ở thủ đô New Delhi và trao tặng bộ sưu tập sách ý nghĩa về đất nước, con người Việt Nam.

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh 50 năm trước, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, thống nhất đất nước.

Đó không chỉ là sự kết thúc của cuộc xung đột mà còn là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên tái thiết, hòa giải và những nỗ lực không ngừng nghỉ hướng tới sự phát triển của đất nước.

Đó không chỉ là lễ kỷ niệm lịch sử của dân tộc mà còn là khoảnh khắc để suy ngẫm và biết ơn nhiều người bạn trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ, những người đã sát cánh cùng Việt Nam trong cuộc đấu tranh lâu dài và dũng cảm vì độc lập, hòa bình và thống nhất.

Theo Đại sứ Nguyễn Thanh Hải, mối quan hệ giữa nhân dân Ấn Độ và nhân dân Việt Nam, giữa Chính phủ Ấn Độ và Chính phủ Việt Nam là mối quan hệ tốt đẹp được hình thành từ lâu.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói trong dịp thăm Ấn Độ vào năm 1978: Mối quan hệ giữa hai nước “trong sáng như bầu trời không gợn bóng mây.”

Con đường hữu nghị của hai dân tộc Ấn Độ-Việt Nam khởi đầu từ xa xưa bằng sự giao lưu về tôn giáo và văn hóa. Đặc biệt cả hai dân tộc đều chung số phận bị thực dân xâm lược, thống trị hàng trăm năm. Chính quá khứ đấu tranh và kiên cường này đã đưa nhân dân hai nước xích lại gần nhau hơn và tiếp tục định hình các giá trị chung và sự hiểu biết lẫn nhau.

Đại sứ cho rằng Góc Việt Nam tại thư viện danh giá này là cây cầu văn hóa đưa dân tộc Việt Nam đến gần hơn với độc giả, giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ.

Trong bộ sưu tập sách tặng thư viện lần này, Đại sứ Nguyễn Thanh Hải đặc biệt nhấn mạnh tới cuốn sách mang tính biểu tượng “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam,” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức biên soạn và xuất bản.

2-50nam.jpg
Đại sứ Nguyễn Thanh Hải tặng sách cho đại diện Thư viện Ban Thư ký Trung ương Ấn Độ. Ảnh: Ngọc Thúy/TTXVN

Thông qua món quà ý nghĩa này, Đại sứ mong rằng những người bạn Ấn Độ sẽ hiểu sâu hơn về di sản của Việt Nam và bản sắc của đất nước được hình thành qua hàng thiên niên kỷ.

Cũng tại buổi tiếp, Tiến sỹ Y. Avanindranath Rao-đại diện ban lãnh đạo Thư viện Ban Thư ký Trung ương, đã bày tỏ niềm vinh dự khi đón tiếp Đại sứ Nguyễn Thanh Hải cùng đoàn cán bộ Đại sứ quán nhân dịp Việt Nam chào mừng sự kiện trọng đại của đất nước.

Ông Y. Avanindranath Rao đánh giá cao việc Đại sứ Nguyễn Thanh Hải trao tặng thư viện những cuốn sách ý nghĩa, đồng thời tin tưởng rằng cây cầu văn hóa này sẽ thúc đẩy mối Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, ông cảm ơn sự ủng hộ của chính phủ hai nước đối với hoạt động trao đổi này và bày tỏ biết ơn về sáng kiến thành lập Góc Việt Nam, qua đó giúp độc giả Ấn Độ hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử cũng như mối quan hệ truyền thống giữa hai nước.

Thư viện Ban Thư ký Trung ương là một trong những thư viện lâu đời nhất của Chính phủ Ấn Độ và là thư viện lớn thứ hai trong hệ thống thư viện trung ương.

Góc Việt Nam tại đây được khánh thành ngày 29/12/2017. Việt Nam là quốc gia duy nhất có một phòng riêng tại thư viện này.

Đến nay, Góc Việt Nam đã cung cấp cho độc giả quyền truy cập hơn 500 cuốn sách và tài liệu về lịch sử, văn hóa, địa lý của Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về mối quan hệ đã được thử thách theo thời gian giữa Việt Nam với Ấn Độ.

Theo Ngọc Thúy-Quang Trung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

Người dân Gia Lai hướng về ngày hội thống nhất non sông

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), người dân tỉnh Gia Lai đã thể hiện tình yêu đất nước theo những cách khác nhau: về nguồn; quay video clip tại địa điểm nổi tiếng; trang trí quán cà phê với hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng…

Người vẽ bản đồ tác chiến tấn công vào 'cánh cửa thép' Xuân Lộc

Người vẽ bản đồ tác chiến tấn công vào 'cánh cửa thép' Xuân Lộc

Trong khuôn khổ tọa đàm "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí và niềm tin chiến thắng", các nhân chứng lịch sử nói về ý nghĩa của công tác vẽ đồ bản tác chiến tấn công vào “cánh cửa thép” Xuân Lộc và mở đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định. 

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Bài viết của Chủ tịch nước Lương Cường nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.