Có một Tây Nguyên trong “Sương mờ biên giới”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 1 năm ra mắt cùng lúc tập truyện ngắn “Trăng treo đầu núi” và tập thơ “Gió nghiêng về phía ngược chiều”, mới đây, tác giả Lê Vi Thủy tiếp tục trình làng tập truyện ngắn “Sương mờ biên giới”.

Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, Lê Vi Thủy luôn làm mới mình nhưng vẫn giữ được những nét riêng không thể nhầm lẫn với bất kỳ ai khác. Nếu tập truyện ngắn “Trăng treo đầu núi” khiến người đọc thổn thức về số phận của những người đàn bà được chị khắc họa trong từng câu chuyện thì “Sương mờ biên giới” lại mang đến một Tây Nguyên rất đặc trưng và đầy sức sống.

Với kiến thức, kinh nghiệm lẫn trải nghiệm của bản thân trên chính mảnh đất Tây Nguyên nơi mình sinh ra, Lê Vi Thủy đã biến nó thành chất liệu đặc biệt để tái hiện những thước phim sinh động trong từng câu chuyện của mình.

suong-mo-bien-gioi-2-dd.jpg
Tập truyện ngắn “Sương mờ biên giới” của tác giả Lê Vi Thủy. Ảnh: L.P

Tựa đề của các câu chuyện khiến người đọc liên tưởng hoặc tò mò về nội dung tác giả muốn kể. Có tựa mang lại cảm giác nhẹ nhàng như “Dưới ánh chiều tà”, “Sương mờ biên giới”, song có truyện lại nhuốm màu bí ẩn như “Pngan tơngan”, “Miếng gỗ mặt người”... Chẳng ai có thể đoán được bất ngờ gì được ẩn chứa sau 12 tựa đề trong tập truyện.

Trong “Sương mờ biên giới” có những câu chuyện về nhà mồ, rừng ma đan xen với tượng gỗ, về những tập tục gắn liền với đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tác giả cũng viết rất nhiều về những nét đặc trưng không thể lẫn của Tây Nguyên với bất kỳ vùng miền nào khác. Ở đó có những mảnh đời gắn bó với núi rừng, với mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió.

Đọc “Sương mờ biên giới”, độc giả sẽ phải ấn tượng với “Những bức tượng mồ đang tỉ tê, khóc than với nhau, tiếng nói vọng lên, văng vẳng xa gần trong tiếng gió”; ngạc nhiên với “Ngay đường xuống bến nước dân làng dựng một cái cổng và một cái giàn, treo lên một bộ da con chó, đặt một thanh đao và cột một đoạn chỉ màu đen để ngăn chặn sự xâm nhập của ác quỷ với dân làng”; hay lắng mình với “Buôn Sah A trong buổi chiều tà đỏ rực đổ lên những ngôi nhà dài xếp cạnh nhau, tưởng chừng kéo dài tới vô tận một màu đỏ cam như một bức tranh thuộc trường phái dã thú mà nếu có Henri Matisse ở đây ông cũng sẽ giống Đan đứng ngây người ra ngắm”...

Nét rất đặc trưng của tác giả Lê Vi Thủy nằm ở từng câu chữ. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà nhận xét: “Văn của Thủy đậm hình ảnh và sắc màu, lại là sắc màu của Tây Nguyên-vùng đất ẩn chứa những bí ẩn huyền thoại”. Mỗi lời văn của chị đều chứa đựng những từ ngữ độc đáo và sắc sảo, khiến cho những thanh âm hay khung cảnh trong từng câu chuyện như bật lên bên tai hay hiển hiện lên trong đáy mắt. Mỗi một câu chuyện lại đem đến cho người đọc những góc nhìn, những bối cảnh của một Tây Nguyên mà họ chưa từng biết đến.

Có một Tây Nguyên đẹp hoang sơ nhưng cũng ma mị. Có những số phận lắm bi kịch, song cũng chất chứa trong đó tình cảm yêu thương giữa người với người. Phải có những tìm hiểu nhất định về nét riêng của từng nhóm người đồng bào dân tộc thiểu số, tác giả Lê Vi Thủy mới có thể đưa ngôn từ, văn hóa, đặc trưng của họ vào trong từng câu chuyện của mình một cách chân thực và gợi cho người đọc sự tò mò cùng khao khát muốn được hiểu thêm đến vậy.

Tiến sĩ Hà Thanh Vân từng đánh giá: “Lê Vi Thủy khác với nhiều nhà văn nữ khác, không dùng yếu tố “nữ tính”, yếu tố “giới” hay tinh thần “tự kể” để lôi kéo độc giả văn chương đến với văn chương của mình”. Tác giả luôn để lại ấn tượng rất rõ nét với mỗi một truyện ngắn, lồng vào trong đó không chỉ là câu chuyện hay lời văn, không chỉ văn hóa hay bản sắc, mà chị còn đưa cả cá tính và nét riêng của chính mình vào truyện.

Có thể nói, tập truyện ngắn “Sương mờ biên giới” đã mở đầu cho một năm thành công trong văn chương của tác giả Lê Vi Thủy. Mới đây, chị đạt giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn do Tạp chí Sông Hương tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.