Phát lộ nhiều nền móng di tích Hải Vân Quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều bậc cấp bằng đá, móng cổng Hải Vân Quan thời Minh Mạng và lối đi lên di tích Hải Vân Quan ở cổng phía Bắc.

Sau gần một tháng tiến hành khai quật khảo cổ tại Di tích lịch sử và kiến trúc cấp quốc gia Hải Vân Quan nằm giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều bậc cấp bằng đá, móng cổng Hải Vân Quan thời Minh Mạng và lối đi lên di tích Hải Vân Quan ở cổng phía Bắc. Từ đó, có thêm cứ liệu khoa học để trùng tu nguyên trạng Di tích quốc gia Hải Vân Quan.

 

Xuất lộ bậc cấp bằng đá, móng cổng Hải Vân Quan thời Minh Mạng.
Xuất lộ bậc cấp bằng đá, móng cổng Hải Vân Quan thời Minh Mạng.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tiến hành đào hai hố sâu 2m xuống lòng đất trên diện tích hơn 100m2. Từ đây, xuất lộ bậc cấp bằng đá, móng cổng Hải Vân Quan thời Minh Mạng và lối đi lên di tích... Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố dô Huế cho biết: Trong gần một tháng nay, khu vực khảo cổ xuất lộ toàn bộ cổng Huế phía bắc đèo Hải Vân và nền móng của con đường Thiên Lý đi xuyên qua hai cổng Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan và Hải Vân Quan.

Ông Hải nói: "Chúng tôi đào từ khu vực cổng Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan đi xuống, hiện nay đã xuất lộ toàn bộ phần nền móng của cổng Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan và lối của đường Thiên Lý mà dẫn từ Kinh đô Huế đi lên đỉnh đèo Hải Vân trước đây. Sau bước này chúng tôi tiếp tục phần đào làm xuất lộ rõ luôn tuyến đường dẫn xuống phía dưới, bóc tách toàn bộ những phần bị chìm lấp để làm xuất lộ rõ toàn bộ của lối đi lên của con đường Thiên Lý và các công trình liên quan… để làm cơ sở sau này nghiên cứu phục hồi đoạn đường này trở thành tuyến tham quan".

Đợt khai quật khảo cổ Hải Vân quan kéo dài đến tháng 9/2018, thực hiện trên tổng diện tích 600m2. Đợt khảo cổ này sẽ làm xuất lộ toàn bộ khu vực chung quanh Hải Vân Quan như: dấu vết của tường thành, bậc cấp, đồn phòng thủ của Hải Vân Quan. Qua đó, phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng dự án quy hoạch trùng tu tổng thể công trình.

Kết thúc đợt khai quật này, các đơn vị liên quan sẽ có báo cáo sơ bộ và tiếp tục nghiên cứu hoàn tất báo cáo khoa học trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có phương án quy hoạch trùng tu tổng thể công trình. PGS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Việc khai quật khảo cổ sẽ phát lộ tất cả giá trị những phần bị vùi lấp của công trình, từ đó có những cứ liệu khoa học để trùng tu nguyên trạng Di tich quốc gia Hải Vân Quan.

"Vị trí Hải Vân Quan cực kỳ lớn trong chiến lực phòng thủ đất nước của quân đội triều đình Huế, trong đó bảo vệ kinh đô Huế. Bảo tồn, bảo vệ Hải Vân Quan đó là bảo vệ hệ thống phòng vệ kinh đô Huế nằm trong hệ di sản của thế giới. Theo tôi chỗ này phải tạo môi trường trong sạch một điểm đến và có nơi nghỉ lại tham quan thì nơi đó mới lưu dấu được du khách và tạo ấn tượng", PGS.TS Đỗ Bang nói.

Hải Vân Quan được xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao gần 500 mét so với mực nước biển, nằm giữa địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là cụm di tích lịch sử về kiến trúc quân sự của triều Nguyễn được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng. Sau một thời gian dài, Hải Vân Quan không được trùng tu, quản lý, bảo vệ nên xuống cấp nghiêm trọng.

Tháng 4-2017, Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa lịch sử cũng là thắng cảnh nổi tiếng, góp phần vào sự phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng. Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Việc bảo tồn gìn giữ và phát huy giá trị Hải Vân Quan sẽ là mắt xích quan trọng nối kết hai vùng du lịch Bắc và Nam Trung bộ.

Ông Dũng nói: "Khai quật khảo cổ Hải Vân Quan sẽ cung cấp những bằng chứng xác thực của các công trình, chúng ta sẽ có thêm cơ sở để trùng tu Hải Vân Quan. Vấn đề thứ 2 nữa khảo cổ cũng sẽ cung cấp cho chúng ta được diện mạo, tổng thể chung của Hải Vân Quan. Trên cơ sở tổng thể chung đó để hai địa phương là tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng phối hợp khai thác. Và đây sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn".

Lê Hiếu/VOV

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.