Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 18-1-2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông tri số 12-TT/TU nhằm hướng dẫn việc triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tại Thông tri nói trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khẳng định việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

 

 

Đúng là như vậy! Chúng ta đang sống trong một chế độ tự do dân chủ và sự tự do dân chủ của mỗi chúng ta được điều chỉnh bởi pháp luật và vì thế mọi người có quyền, được quyền tham gia xây dựng pháp luật khi mà Nhà nước có yêu cầu. Lần sửa đổi Hiến pháp này có ý nghĩa thật trọng đại, được tổ chức lấy ý kiến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân với một thời gian nhất định, và đặc biệt Hiến pháp năm 1992 sau 20 năm thi hành đã được tổng kết, đánh giá, ghi nhận những thành tựu nổi bật, những hạn chế, bất cập và nhận rõ nguyên nhân của thành tựu và hạn chế bất cập đó.

Qua đấy, một lần nữa Đảng ta đã khẳng định những giá trị to lớn và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1992-Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, là đạo luật cơ bản của Nhà nước, văn kiện chính trị-pháp lý quan trọng, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta, chế độ ta trong thời kỳ mới. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở hiến định cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là bước phát triển nhận thức, đổi mới tư duy của Đảng, Nhà nước ta, đóng góp hết sức quan trọng, tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới của đất nước ta.

Sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992, nhiều vấn đề thực tiễn khách quan đã được đặt ra, có những nội dung quy định đã không còn phù hợp, đòi hỏi cần phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung. Đó là quan điểm của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 và Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI); vì vậy cho nên Đảng và Nhà nước chủ trương động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, ý thức công dân, tích cực tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, để Hiến pháp thực sự là kết tinh ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Sự tham gia đóng góp ý kiến bổ sung, sửa đổi Hiến pháp, một lần nữa cần khẳng định là đảm bảo việc thể hiện đáp ứng yêu cầu có tính nguyên tắc là thể chế hóa tư tưởng, đường lối chỉ đạo của Đảng về chính trị, kinh tế…

Đồng thời, khẳng định và làm rõ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc; Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Theo yêu cầu của Tỉnh ủy, việc tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này cũng phải đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền trong tỉnh và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Đồng thời, quá trình tổ chức lấy ý kiến cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, việc tổ chức lấy ý kiến cũng cần được tổ chức với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người, mọi ngành trên tất cả các lĩnh vực được tham gia ý kiến, bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này, nhưng việc tham gia ấy cũng phải đảm bảo dân chủ, công khai, khoa học, hướng đến chất lượng, thiết thực, cụ thể.

Như đã khẳng định, lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp này có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện tính tự do, dân chủ, cầu thị và công khai minh bạch nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chúng ta tin tưởng rằng đợt sinh hoạt chính trị lần này sẽ mang lại kết quả như mong muốn!

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.