Phát hiện mới: Lợi ích tuyệt vời của việc tắm nước nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu mới, vừa được công bố trên tạp chí Heart, cho thấy tắm nước nóng hằng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 28% và giảm 26% nguy cơ đột quỵ, theo CNN.
Tắm nước nóng hằng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 28% và giảm 26% nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa: Shutterstock
Tắm nước nóng hằng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim 28% và giảm 26% nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa: Shutterstock

Tắm bồn thường xuyên làm giảm đáng kể nguy cơ tăng huyết áp, từ đó góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Tắm liên quan đến sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm y tế công cộng Nhật Bản đã theo dõi thói quen tắm bồn và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 61.000 người, ở độ tuổi từ 40 đến 59, không có tiền sử bệnh tim, trong 20 năm.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia được chia thành 3 nhóm theo mức độ tắm: ít hơn 1 lần một tuần, 1 - 2 lần mỗi tuần và tắm mỗi ngày.
Đến cuối giai đoạn theo dõi, trong số hơn 30.000 người tham gia cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 2.097 trường hợp mắc bệnh tim mạch, bao gồm 275 cơn đau tim, 53 trường hợp tử vong đột ngột do tim và 1.769 đột quỵ.
Kết quả cho thấy những người tắm càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng thấp.
Nhiệt độ của nước tắm cũng rất quan trọng. Tắm nước ấm làm giảm 26% nguy cơ mắc bệnh tim, còn tắm nước nóng làm giảm đến 35% nguy cơ bệnh tim mạch, theo CNN.
Tại sao tắm bồn nước nóng có lợi cho tim?
Tắm bồn có tác dụng phòng ngừa bệnh tim bằng cách cải thiện chức năng bơm máu hiệu quả và đưa máu đến tất cả các cơ quan, nhờ đưa được huyết áp về mức trung bình, bác sĩ Eric Brandt, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Yale New Haven (Mỹ), nói.
Có vẻ như tắm bồn có tác dụng tương tự như tập thể dục, làm tăng hoạt động của tim, nhưng bằng cách làm giãn các mạch máu và bơm máu đến các bộ phận của cơ thể. Vì vậy, nó tăng thêm hoạt động tạm thời cho tim, nhưng không gây hại.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy việc tắm còn dẫn đến hạ đường huyết lúc đói ở bệnh nhân tiểu đường, và tắm hơi làm giảm nguy cơ bệnh tim và tử vong đột ngột do bệnh tim mạch.
Có lẽ không có thuốc tiên nào tốt hơn là ngâm mình trong nước ấm sau một ngày dài. Ngoài tác dụng thư giãn tuyệt vời, tắm bồn nước nóng cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe.
Nước ấm thúc đẩy cơ thể giải phóng endorphin, có tác dụng làm dịu. Ngâm mình trong nước nóng có thể vừa trị liệu vừa phục hồi sức khỏe vì lưu lượng máu tăng lên.
Tắm nước ấm cũng có thể cải thiện nguồn thở. Nhiệt độ của nước và áp lực lên ngực làm tăng dung tích phổi và lượng ô xy.
Nghiên cứu còn cho thấy ngâm mình trong bồn nước nóng trong 1 giờ đã đốt cháy lượng calo bằng với đi bộ 30 phút. Nguyên nhân là do nước ấm làm cho tim đập nhanh hơn, từ đó hoạt động nhiều hơn, theo CNN.
Tắm nước nóng cũng thúc đẩy các phản ứng chống viêm và đường huyết tích cực có thể bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích sức khỏe, việc tắm bồn vẫn ẩn chứa một số rủi ro. Có thể dẫn đến cái chết đột ngột, đặc biệt ở người cao tuổi.
Nguyên nhân có thể do ngạt hoặc đau tim do sự thay đổi nhanh của nhiệt độ cơ thể, hoặc do sốc nhiệt khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên không thể kiểm soát " bằng cách đổ mồ hôi, báo cáo cho biết.
Chết đột ngột trong khi tắm nước nóng khá phổ biến ở Nhật, nơi nghiên cứu được thực hiện, nhưng tần suất tắm không làm tăng nguy cơ tử vong đột ngột trong nghiên cứu này, theo CNN.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.