Phát hiện hé lộ nền văn minh 8.000 năm lịch sử ở Trung Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khảo cổ Trung Quốc mới đây phát hiện gò vỏ sò có nguồn gốc cách đây 8.000 năm, mở ra những đánh giá mới về nền văn minh Trung Hoa.
Các hiện vật được tìm thấy tại địa điểm có niên đại 8.000 năm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Các hiện vật được tìm thấy tại địa điểm có niên đại 8.000 năm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, gò vỏ sò được tìm thấy ở di chỉ Tỉnh Đầu Sơn, gần thành phố Ninh Ba, phía đông tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là gò vỏ sò được chôn sâu nhất ở vùng ven biển Trung Quốc.
Gò vỏ sò là địa điểm tập trung vỏ cứng của các sinh vật biển do người cổ đại bỏ lại, nằm gần nơi định cư của người cổ đại.
Xác định niên đại bằng đồng vị carbon ở Đại học Bắc Kinh và 3 viện nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện địa điểm này tồn tại cách đây 7.800-8.300 năm, lâu đời hơn di chỉ Hà Mỗ Độ khoảng 1.000 năm.
Trước đây, di chỉ Hà Mỗ Độ được coi là nơi xuất hiện dấu vết của con người sớm nhất ở Ninh Ba.
Một số lượng lớn các đồ tạo tác tinh xảo và dấu vết của sinh vật biển được tìm thấy ở di chỉ Tỉnh Đầu Sơn từ tháng 9.2019. Các hiện vật được tìm thấy bao gồm vỏ sò, vỏ trai, vỏ xoắn ốc.
Phát hiện mới có niên đại cách đây 8.000 năm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người thời kỳ đó.
Zhao Hui, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Bắc Kinh, nói nền văn minh đại diện cho di chỉ Tỉnh Đầu Sơn và di chỉ Hà Mỗ Độ vừa có sự giống nhau, lại vừa khác nhau.
Đây là các bằng chứng cho thấy có nền văn minh tồn tại ở di chỉ Tỉnh Đầu Sơn, ông Zhao nói.
Liu Zheng, thành viên Viện Di tích Văn hóa Trung Quốc, nói với Hoàn Cầu rằng, với nhiều bằng chứng về sư tồn tại của một nền văn minh, mốc thời gian 5.000 năm lịch sử của Trung Quốc có thể được kéo dài tới 8.000 năm.
Năm 2019, các tàn tích Lương Chử ở tỉnh Chiết Giang đã được công nhận là một minh chứng rõ nét về sự tồn tại của nền văn minh Trung Quốc hơn 5.000 năm lịch sử. Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất là chiếc đĩa ngọc 4.300 năm tuổi.
Theo Đăng Nguyễn - Thời báo Hoàn Cầu/Dân Việt

https://danviet.vn/phat-hien-he-lo-nen-van-minh-8000-nam-lich-su-o-trung-quoc-5020201612282739.htm

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.