Pháp đưa tàu chiến tới tập trận ở biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Pháp đang gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, điều tàu chiến tới biển Đông và lên kế hoạch tập trận quân sự nhằm chống lại các hành động quân sự hóa sai trái của Trung Quốc trong khu vực, theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).
 

Tàu tấn công Dixmude của Pháp.
Tàu tấn công Dixmude của Pháp.

Cuối tháng 5, tàu tấn công Dixmude và một tàu hộ vệ của Pháp đã tiến vào khu vực các cụm đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Viết trên tờ Wall Street Journal, một chuyên gia quân sự từ viện nghiên cứu Hudson (Mỹ) có mặt trên tàu của Pháp cho hay “một vài tàu khu trục và tàu hộ vệ” của Trung Quốc đã “bám đuôi” các chiến hạm của Pháp.

Ông Porcher cho biết tàu của Pháp vẫn giữ liên lạc thông qua sóng vô tuyến với tàu chiến của Trung Quốc “từ khi đang ở trong khu vực cho đến khi chúng tôi rời đi”.

Mỹ hiện là quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ nhất nhằm chống lại những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông. Anh và Pháp cũng thể hiện quan điểm phản đối với Trung Quốc, gửi tàu chiến đến biển Đông 3-5 lần mỗi năm.

Vào tháng 8, Không quân Pháp dự kiến sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn chưa từng thấy ở Đông Nam Á, một hành động nhằm đánh dấu sự hiện diện của Pháp ở khu vực.

Khoảng ba máy bay chiến đấu Rafale, một máy bay vận tải quân sự A400M và một máy bay tiếp dầu C135 sẽ bay từ Australia tới Ấn Độ và dừng lại tại một số điểm theo kế hoạch.

Các hoạt động trên không và trên biển này diễn ra sau tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Australia hồi tháng trước. Khi đó, ông Macron nói về nhu cầu cần phải bảo vệ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương khỏi “tham vọng bá quyền” của một số nước trong khu vực, có vẻ ngầm ám chỉ Bắc Kinh.

Ông Macron nói rằng Pháp không muốn đối đầu Trung Quốc, tuy nhiên một “trục Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hùng mạnh” cần phải đảm bảo các nước đều tôn trọng các hoạt động tự do hàng hải và hàng không.

Chuyên gia địa chính trị Valerie Niquet thuộc một viện nghiên cứu ở Paris đánh giá các hoạt động của Pháp cho thấy Mỹ không còn là quốc gia phương Tây duy nhất tham gia tình hình khu vực biển Đông.

Thái Lai/phapluat

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.