Phạm An Hải: Họa sỹ triệu đô và những bức tranh thức dậy trước bình minh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tôi nhập “Hội cú đêm” nhiều năm nay. Gần đây, bỗng nhận ra một thành viên mới thức đêm còn “siêu” hơn tôi, ấy là người được mệnh danh “họa sỹ triệu đô”. Phạm An Hải khoe tranh mới “ra lò” trong “ngôi nhà ảo” gần 2.000 thành viên (gồm những đồng nghiệp, những nhà sưu tập và đông đảo fan) sớm cũng khoảng 2 giờ sáng, muộn hơn, có thể 3, 4 giờ sáng.
 Chân dung Phạm An Hải
Chân dung Phạm An Hải
Phạm An Hải “khai”: Một ngày anh giam mình trong xưởng vẽ từ 8-10 tiếng. Thức đêm như hiện tại chưa “ăn thua”. Trước đây, còn “ghê” hơn, bởi anh dành tới 14 tiếng/ngày cho đam mê của mình.   Nếu chỉ nghe danh “họa sỹ triệu đô”, xem cách anh “sinh nở” liên tục và khoe rào rào “những đứa con tinh thần” trên trang dành cho những người yêu tranh Phạm An Hải, khéo nhiều người muốn chuyển sang nghề cầm cọ, nhưng khi họa sỹ hé lộ hậu trường lao động khắc nghiệt, liệu còn mấy ai dám theo anh? (Đó là chưa kể, có hay không tài năng thiên phú). “Sinh nở” nhiều song lại rất cầu toàn. Người trong nghề bình luận nửa đùa, nửa thật: Xem mãi tranh anh, cố tìm cho được một bức xấu để “khen” mà chịu thua. 
Lúc này, anh mới thú nhận: “Làm cũng trầy vi tróc vẩy. Trông không ổn thì cũng chẳng dám khoe”. Hoặc có khi giãi bày: “Vẽ xong phát ốm”. Hơi ngạc nhiên khi Phạm An Hải hình như chỉ có một bức “Đêm trắng”, trong khi anh giàu có trải nghiệm trắng đêm.
Chỉ khi quan tâm đến cái tên Phạm An Hải tôi mới biết cụ tổ của danh họa chính là danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768-1839), tác giả của “Vũ trung tùy bút”, “Tang thương ngẫu lục”… mà bất kể người yêu văn học Việt nào cũng  biết. Từ nhỏ, danh sĩ đã tỏ chí “Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời”. Hậu duệ của ông chẳng biết có ai nối nghiệp văn chương không nhưng nhiều người theo nghề vẽ. Ít nhất có thể điểm danh hai cái tên của hội họa đương đại chính là Phạm An Hải và em trai của anh, Phạm Hà Hải.

 
Trước đây, tôi từng thích một bài thơ của Phạm Đình Hổ có tên “Hoài cổ”: “Khứ tuế đào hoa phát/Lân nữ sơ học kê/Kim tuế đào hoa phát/Dĩ giá lân gia tê/Khứ tuế đào hoa phát/Xuân phong hà thê thê/Lân nữ đối hoa khấp/Sầu thâm mi chuyển đê…”. Bản dịch của Nhất Uyên: “Năm xưa hoa đào nở/Em tôi học cài trâm/Năm nay hoa đào nở/Mẹ gả xóm Tây gần/Năm xưa hoa đào nở/Gió xuân sao lạnh lùng/Em nhìn hoa mà khóc/Sầu vương nét mi cong”.
Một vài nhà nghiên cứu cho rằng người con gái trong “Hoài cổ” chính là Hồ Xuân Hương. Hình như đây cũng là một trong số ít bài thơ về hoa đào của Phạm Đình Hổ. Khác với cụ tổ, Phạm An Hải dạt dào cảm hứng với xuân, với đào hoa. Những ngày gần tết vừa qua, những nhà sưu tập, những fan cuồng ngất ngây với bộ sưu tập tranh về hoa đào của họa sỹ U60. Nếu không tra năm sinh, chỉ xem tranh, dễ nghĩ tác giả của bộ sưu tập đào hoa ấy đang ở tuổi xuân rừng rực, bởi đào trong bức nào cũng lộng lẫy, thắm thiết. Cuồng nhiệt trong cảm xúc, muốn đi đến tận cùng cảm hứng, đam mê và cầu toàn  là điều dễ nhận thấy ở họa sỹ tài hoa này.
Người yêu tranh Phạm An Hải nhận ra, với một đề tài tác giả thường không chỉ “thai nghén” độc nhất vô nhị một tác phẩm. Thí dụ, về chiều, có “Chiều hoang”, “Chiều hoang phố”, “Sau cơn mưa chiều”; “Cơn giông chiều”; “Chiều muộn”… Anh cũng là người thích chiêm nghiệm về thời gian, được tái hiện qua “Dòng thời gian”, “Màu thời gian”, “Dấu thời gian”… Riêng cái sự tĩnh lặng cũng mang đến cho Phạm An Hải không ít cảm xúc, từ “Tĩnh lặng” tới “Tĩnh lặng 2”, “Sáng tĩnh lặng”… Thủy chung với dòng trừu tượng lại hay rượt theo những vẻ đẹp chỉ cảm được, không đụng được như sự tĩnh lặng,  màu thời gian, một chiều hoang phố, một khoảnh khắc giao mùa… tranh Phạm An Hải quyến rũ đông chị em cũng không có gì khó hiểu. Dù nhiều chị em chỉ biết “bắn tim”, không có năng lực diễn tả bằng lời về cảm xúc sau khi thưởng lãm tranh như những “cao nhân” của làng văn nghệ Thành Chương, Nguyễn Quang Thiều… Nhưng không lời bình cũng có sao?  Khi xưa cố thi sĩ tình yêu Xuân Diệu từng “dạy” cách thưởng thức nghệ thuật: “Ai đem phân chất một mùi hương/Hay bản cầm ca! Tôi chỉ thương/Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc/Như thuyền ngư phủ lạc trong sương” (Vì sao?).
 
 Thưởng tranh Phạm An Hải nhiều người trầm trồ ở màu sắc. Anh là kẻ tham lam: Lúc say màu vàng, lúc tôn vinh màu xanh, lúc đam mê đỏ, lúc độc tôn đen, lúc phiêu lãng với gam màu dịu nhẹ, có khi là cuộc biến tấu của vạn sắc màu… Và đặc biệt tài tình, tinh tế, làm chủ trò chơi ấy. Phạm An Hải thi vị hóa mưa tạo thành bức tranh màu sắc lung linh, sống động. Đang từ thế giới mưa hư ảo mà chạm phải “Lốc đỏ”, bức vẽ tác giả dành cho mình, nhân sinh nhật lần thứ 53, chắc người xem phải “đứng tim” phút giây. Ngoài 50 vẫn là “lốc đỏ”? Liệu đây có phải thời đỉnh cao của Phạm An Hải, khi đã có trong tay mọi thứ?  Thì đây, “đáp án” từ anh: “Tôi vẫn mơ ước làm được điều gì đó to lớn hơn, biến chúng thành trào lưu mạnh hơn”. Khi khát khao chinh phục vẫn còn, nghĩa là con đường phía trước còn dài và rộng. Ai dám chắc hoa hồng hay chông gai chờ đợi? Hơn 20 năm trước, cuộc đời đã nhấn Phạm An Hải tới tận cùng đau thương và tuyệt vọng khi đứng trước nguy cơ chỉ còn thấy bóng đêm nhưng anh đã chiến thắng số phận. Một kẻ tái sinh trong tuyệt vọng, còn ngại gì những thử thách tương lai? 
30 năm thủy chung với dòng trừu tượng, không ít người đặt câu hỏi, tranh trừu tượng của Phạm An Hải khác gì với tranh trừu tượng phương Đông, phương Tây? Xin thưa, Phạm An Hải khai phá lối đi riêng mang tên “Trừu tượng của cảm xúc”. Còn vì sao Phạm An Hải dừng ở trừu tượng, sau khi đã băng qua biểu hiện, hiện thực… Với người nghệ sỹ, chỉ có thể giải thích thỏa đáng bằng hai chữ: Vì yêu. Không gì khác. Tranh trừu tượng, ngay tên gọi của nó, cũng đã hàm nghĩa về một sự “khó bàn”. Có lẽ cũng vì chính cái sự “trừu tượng” ấy mà không phải chỉ ở Việt Nam, ngay trên thế giới, đã có không ít những trường hợp người ta mượn đến trừu tượng như một thứ “hầm trú ẩn” để giấu đi những rối rắm hoặc đơn điệu của tư duy nghệ thuật. Phạm An Hải không phải thế. Giữa những mơ hồ mênh mang của trừu tượng, người ta vẫn nhận ra một dòng chảy lịch lãm của phố phường, vừa trầm tích, vừa sinh động, cái mà ngay cả giữa cuộc sống thường nhật người ta chỉ có thể cảm nhận, khó lí giải rạch ròi.

30 năm miệt mài trên con đường trừu tượng, Phạm An Hải đã hưởng những trái ngọt xứng đáng: Giải Nhì thế giới tranh đương đại 2015 bởi Art-Compettition USA; 20 nghệ sỹ trừu tượng tiêu biểu ở Đông Nam Á trong 100 năm gần đây vào năm 2015 do Nhà đấu giá Sotheby’s bình chọn; Nghệ sỹ xuất sắc thế giới năm 2016 do FA Italia bình chọn.  Tác phẩm của anh cũng có mặt ở những nơi danh giá: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 2007, 2010; Bảo tàng Huế 2018; Bảo tàng Singapore 2008; Bảo tàng Quốc gia Petronas Malaysia 2008.

Theo NÔNG HỒNG DIỆU (TPO)

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.