Ông, cháu và khoảng cách thế hệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Biết cách giúp bọn trẻ gần gũi và yêu thương những gì ông bà, cha mẹ chúng đã từng trải qua, không chỉ gia đình hạnh phúc mà con trẻ còn được lớn lên với một tâm hồn đẹp
Niềm hãnh diện của tuổi già là việc kể cho con cháu nghe về những năm tháng khó khăn, đầy gian khổ và nước mắt nhưng lại vô cùng tự hào của đời mình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, không ít các bậc ông bà bị mất hẳn niềm vui này vì các cháu không muốn nghe.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Ông Tư, năm nay đã 70 tuổi, thường bị rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười mỗi khi kể chuyện về tình yêu của ông bà cho các cháu nghe. Chẳng là hồi kháng chiến chống Mỹ, ông Tư là bộ đội Cụ Hồ, bà đã chung thủy chờ đợi ông biết bao nhiêu năm trời chỉ với một lời hẹn ước. Ông muốn kể cho các cháu nghe để thấu hiểu những giá trị của tình yêu chân chính. Nhưng mỗi khi vừa nghe ông kể chuyện tình yêu của mình, các cháu ông tìm cách sơ tán, hoặc nghe bằng ánh mắt thờ ơ. Bố mẹ động viên mãi: "Một thời kỷ niệm của ông mà con…". Vậy nhưng các cháu ông vẫn không muốn nghe, kiếm cớ này cớ kia từ chối. Có lẽ bởi ông kể nhiều quá, nhưng câu chuyện cùng một nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần, ông kể không biết chán nhưng các cháu lại chán nghe. Ông vừa mới mở lời là chúng tranh nhau kể tiếp câu chuyện của ông đã kể không sai tình tiết nào khiến ông buồn đến đau lòng. Ông chẳng nhớ mình kể câu chuyện ấy bao nhiêu lần, cứ kể đi kể lại những điều mình không muốn quên.
Ông già rồi thì làm gì có chuyện mới để mà kể, càng già càng muốn ôn lại kỷ niệm xưa, nhất là bây giờ bà đã qua đời. Các cháu ông được sinh ra trong thời đại internet, có thể liên lạc với nhau qua cả nửa vòng trái đất trong tích tắc. Chứ đâu phải như ông bà ngày xưa, chờ đợi mỏi mòn từng cánh thư, từng con chữ quen thuộc. Bọn trẻ bây giờ yêu nhau cả mấy năm trời thậm chí còn chưa biết nét chữ của nhau. Sống trong thời đại đầy đủ tiện nghi, vật chất thì làm sao hiểu được những mất mát, đau thương của tình yêu thời chiến tranh.
Chuyện tưởng như không có gì lớn nhưng trong thâm tâm, ông Tư buồn lắm, nó vô tình làm mài mòn sợi dây tình cảm giữa ông và các cháu. Người già vốn giàu yêu thương và nhạy cảm, có gì xót xa hơn khi những đứa cháu mình yêu quý, với ánh mắt lạnh lùng lúc nghe ông kể chuyện tình yêu của một thời khói lửa. Thậm chí, nhiều đứa cháu còn tỏ ra khó chịu bảo: Đấy là thời của ông. Dường như khái niệm về tình yêu chung thủy, trinh tiết ngày càng nhạt mờ dần trong bọn trẻ hiện đại.
Tất cả cũng bởi khoảng cách thế hệ chênh nhau nhiều quá. Ông Tư suy nghĩ nhiều lắm, nhất là khi ông bắt gặp đứa cháu gái học lớp 11 ôm hôn bạn trai cùng lớp ngay trước cổng nhà lúc đi học thêm về vào ban đêm. Con bé không nghe lời ông khuyên bảo. Nó còn nói bạn trai đó là "hot boy" nổi danh trong trường, khối đứa con gái mê mẩn. Ông thì quả quyết rằng đó là tình yêu sai trái và liên tục cấm đoán.
Giới trẻ bây giờ rất thờ ơ với những lời dạy bảo của người lớn. Không phải bọn trẻ không nhận ra đúng, sai mà vì bọn chúng thích tư duy, hành động theo ý thích của mình. Chúng không muốn người lớn áp đặt lên cuộc đời chúng. Đến khi gặp thất bại, chúng mới nhận ra sai lầm của mình vì không nghe lời người lớn thì đã muộn.
Biết cách giúp bọn trẻ gần gũi và yêu thương những gì ông bà, cha mẹ chúng đã từng trải qua, không chỉ gia đình hạnh phúc mà con trẻ còn được lớn lên với một tâm hồn đẹp. Trẻ thiếu hụt tình cảm người thân, không kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa gia đình, dân tộc là một thiệt thòi, mất mát lớn đối với chúng. 
Nguyễn Thị Thu Hiền (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.