Nữ sinh Quảng Ninh học xong đại học trước khi lấy bằng tốt nghiệp phổ thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với kỷ lục hoàn thành xuất sắc một chứng chỉ học tập có thời lượng 30 tuần chỉ trong 6 tuần, Nguyễn Vũ Khánh Linh (17 tuổi, học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh) có cơ hội trở thành một trong những kỹ sư công nghệ thông tin trẻ nhất Việt Nam. Đặc biệt, nữ sinh này có thể hoàn thành chương trình đại học trước khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

 

Chủ tịch FPT đã có buổi đối thoại và trao bằng khen cho Nguyễn Vũ Khánh Linh - nữ sinh có thành tích học tập xuất sắc.
Chủ tịch FPT đã có buổi đối thoại và trao bằng khen cho Nguyễn Vũ Khánh Linh - nữ sinh có thành tích học tập xuất sắc.



Dồn toàn lực để học trực tuyến

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các địa phương trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học để phòng dịch. Nhiều nơi, tính đến nay học sinh đã được nghỉ gần 2 tháng.

Việc phải nghỉ học dài ngày gây ra những lo lắng, khi tiến độ học tập của học sinh có thể bị gián đoạn. Tuy nhiên, với Nguyễn Vũ Khánh Linh (học sinh lớp 11, Trường THPT Chuyên Hạ Long), thì việc nghỉ học dài ngày lại là “cơ hội vàng” để em dồn toàn lực theo đuổi đam mê học công nghệ thông tin bằng hình thức học trực tuyến.

Ngay khi vừa đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Hạ Long, song song với việc học chương trình THPT, Linh đã đăng ký học chương trình đào tạo Kỹ sư kỹ thuật phần mềm tại Đại học Trực tuyến FUNiX. Lợi thế của học online là giúp người học có thể học tập ở bất kỳ đâu chỉ với chiếc máy tính và kết nối Internet, tự quyết định thời gian, tốc độ học. Nhờ vậy, hằng ngày Linh vẫn đảm bảo việc đến trường phổ thông và tối về vẫn có thể lần lượt hoàn thành các tín chỉ theo chương trình của trường đại học trực tuyến.

Cụ thể, Linh đã hoàn thành xuất sắc 6/8 chứng chỉ thuộc chương trình đào tạo Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm. Thời gian học tập trung bình là 6 tháng/chứng chỉ, với sự thông minh, nhanh nhạy, Khánh Linh hoàn thành cả 6 chứng chỉ này trong chưa đầy 2 năm.  Đặc biệt, trong gần 2 tháng nghỉ học để phòng dịch COVID-19, Khánh Linh đã dành toàn bộ thời gian cho việc học trực tuyến. Riêng với chứng chỉ 6 - Chứng chỉ chuyên viên hệ thống thông tin, nữ sinh 17 tuổi mất đúng 41 ngày, vượt 80% so với thời gian quy định (30 tuần). Dự kiến vào tháng 7 tới, Khánh Linh sẽ hoàn thành chương trình đại học ngành công nghệ thông tin.

Theo Khánh Linh, bí quyết để em học online hiệu quả là sớm làm quen với hình thức học tập này ngay từ khi lên lớp 5.

Cơ hội công nhận đào tạo trực tuyến

Theo ông Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng Đại học FUNiX (trường đại học đầu tiên ở Việt Nam thực hiện theo mô hình giáo dục trực tuyến), những ngày qua ông rất vui khi liên tục nhận được điện thoại, email của lãnh đạo, giảng viên, giáo viên ở nhiều nơi nhờ giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm thực hiện dạy học trực tuyến.

Ông hy vọng, thông qua câu chuyện của học sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Khánh Linh, có thể tạo thêm động lực để nhiều học sinh khác làm quen và biết đến hình thức học trực tuyến. Đồng thời, các nhà quản lý cũng cởi mở với loại hình đào tạo này, vì nó đang trở thành xu hướng trên thế giới.

Vấn đề là hiện nay ở Việt Nam chưa có cơ sở pháp lý cụ thể công nhận hình thức đào tạo từ xa (dạy học trực tuyến). Như với Khánh Linh, dù hoàn thành chương trình đại học, nhưng theo đại diện phía Trường FUNiX, hiện chưa thể cấp bằng đại học cho nữ sinh này. Lý do là theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học hiện hành, điều kiện để cấp bằng đại học là phải hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, hoặc có bằng tốt nghiệp THPT. Hiện Khánh Linh mới học lớp 11 và chưa tham dự kỳ thi THPT quốc gia, chưa đủ điều kiện để cấp bằng tốt nghiệp THPT. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học, phía FUNiX sẽ hướng dẫn học viên bảo lưu kết quả, sau khi nữ sinh tốt nghiệp THPT  sẽ sử dụng giấy này để lấy bằng đại học.

TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT - cho biết, tôi nghĩ, đã đến lúc Việt Nam nên chấp nhận có những phương thức học khác nhau, như học chính quy, học tại nhà, học từ xa với giáo dục phổ thông, để tạo điều kiện cho những học sinh có khả năng đặc biệt học...


 

Chị Vũ Thị Thu Ngân - mẹ nữ sinh Nguyễn Vũ Khánh Linh, lớp 11, trường THPT chuyên Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, người vừa nhận 4 phần thưởng đặc biệt vì kỷ lục hoàn thành suất sắc một chứng chỉ học tập có thời lượng 30 tuần chỉ trong vòng 6 tuần cho biết, theo quy định, phải có bằng cấp 3 mới được cấp bằng đại học. Tuy nhiên, hiện Khánh Linh vẫn chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp bình thường và nếu bảo vệ đồ án thành công thì sẽ đợi bằng tốt nghiệp cấp 3.

Nói về kế hoạch sau khi tốt nghiệp cấp 3 và nhận bằng đại học của Đại học FPT, chị Ngân cho biết sẽ khuyên Khánh Linh đi làm 4-5 năm rồi mới đi học thạc sĩ theo chương trình học bổng của FPT.

Được biết, Khánh Linh đam mê công nghệ thông tin từ nhỏ. Theo chị Ngân, từ ngày còn học cấp 1, cấp 2, chị đã hướng dẫn cho con học các chương trình online, dù chị chỉ là một công nhân, không biết gì về công nghệ thông tin. Đặc biệt, Khánh Linh chưa bao giờ đi học thêm bên ngoài.

Lý do, theo chị Ngân, là gia đình không có điều kiện để cho con đi học thêm, nên tìm hướng khác là học trên mạng.

Nguyễn Hùng

https://laodong.vn/giao-duc/nu-sinh-quang-ninh-hoc-xong-dai-hoc-truoc-khi-lay-bang-tot-nghiep-pho-thong-792549.ldo

Theo Đặng Chung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Thầy Vũ Văn Tùng (hàng sau, thứ 3 từ trái sang, người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng") phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của trường. Ảnh: Văn Tùng

Tủ bánh mì 0 đồng trao học bổng “Vì em hiếu học”

(GLO)- Sáng 29-4, thầy Vũ Văn Tùng-người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng" phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh vượt khó học giỏi của trường.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

(GLO)- “Gia Lai cho chúng em cảm giác thân thuộc như ở quê nhà. Người dân nơi đây luôn yêu thương, giúp đỡ lưu học sinh Lào. Nếu lựa chọn lại, em vẫn sẽ chọn sang đây du học”-Sidavong Sinnakhone-Sinh viên năm thứ 2 thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-vui vẻ nói.

Tuổi trẻ Báo Gia Lai và BIDV ôn lại lịch sử qua bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”

Tuổi trẻ Báo Gia Lai và BIDV ôn lại lịch sử qua bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 27-4, tại Touch Cinema (TP. Pleiku), Chi đoàn Báo Gia Lai và Đoàn Thanh niên BIDV Gia Lai đã cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc qua bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.

Đăk Djrăng: Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

Điểm sáng trong công tác Hội và phong trào nông dân

(GLO)- Góp phần thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Hội Nông dân xã Đăk Djrăng (huyện Mang Yang) đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng địa phương phát triển.

Công an phường Diên Hồng: Nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

Công an phường Diên Hồng nỗ lực phục vụ người dân làm căn cước và định danh điện tử

(GLO)- Sau khi Công an TP. Pleiku giải thể, Công an phường Diên Hồng được bố trí làm điểm tiếp nhận thủ tục cấp căn cước và định danh điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố. Dù chưa có cán bộ chuyên trách nhưng Công an phường đang nỗ lực hỗ trợ người dân, đảm bảo không gián đoạn, ngắt quãng.