Nụ cười

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nụ cười là một đặc ân mà tạo hóa ban cho con người, thường thể hiện cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, sự thân thiện. Nụ cười giúp người ta cảm thấy dễ chịu, gần gũi hơn khi gặp nhau, giúp xóa đi khoảng cách e dè của lần đầu gặp gỡ. Một khuôn mặt tươi cười, một tinh thần lạc quan hẳn sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn cho tất cả những người xung quanh. Và hẳn ai trong chúng ta cũng thích được gặp, được chuyện trò với những người luôn có nụ cười thân thiện trên môi với thái độ tích cực và lạc quan với cuộc sống.
Người có được nụ cười ấy để chia sẻ với mọi người hẳn là người hạnh phúc và giàu tình thương yêu với cuộc sống và mọi người xung quanh. Nhưng hạnh phúc với mỗi người lại không giống nhau. Vì vậy, người có thể mang nụ cười đến sưởi ấm cho chính mình và người khác chưa hẳn đã có cuộc sống hoàn toàn suôn sẻ, chưa hẳn là không có những góc khuất. Họ vẫn có được những nụ cười tươi rói, hạnh phúc là vì họ có cái nhìn nhân ái và thấu hiểu với mọi thứ xung quanh.
Một người bạn cũ của tôi từ thời cấp II đã phải nghỉ học giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bạn đi học may, rồi lấy chồng; tôi đi học, đi làm; chúng tôi không có dịp gặp nhau. Đến khi gặp lại thì bạn đã có 4 con nhỏ, sức khỏe không tốt, cuộc sống bộn bề vất vả.
Bạn kể với tôi về những khó khăn mà không khiến người nghe cảm thấy nặng nề vì bạn không chút than thân trách phận, bạn vẫn thấy mình rất may mắn vì chồng bạn hiền lành, con bạn ngoan ngoãn. Bạn vẫn thấy mình còn may mắn hơn nhiều bạn bè và bà con ở quê nên bạn vẫn thường giúp đỡ họ. Bạn vẫn chạy lên xuống đoạn đường hơn 10 cây số để chăm sóc cha bệnh nặng và luôn chiều theo ý muốn của cha, sẵn sàng mắc nợ để mua những gì cha thích vì “cha chỉ có mình mình là con, không thể để cha khổ được”. Và bạn vẫn luôn nở một nụ cười hiền trên môi trong suốt cuộc nói chuyện với tôi hôm ấy.
Giờ con bạn đã trưởng thành, có việc làm ổn định và lập gia đình, cuộc sống bạn đã khá hơn xưa rất nhiều. Ai cũng nói là bạn may mắn, nhưng tôi hiểu, chính sự lạc quan, lòng nhân ái và thái độ tích cực với cuộc sống đã giúp bạn vượt qua những khó khăn, truyền cho các con tinh thần vượt khó và tình yêu cuộc sống. Những cuộc nói chuyện với bạn bao giờ cũng rất nhẹ nhàng và tôi học hỏi được từ bạn rất nhiều.
 Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Tôi vừa xem chương trình “Đối mặt cảm xúc” của HTV7, nhân vật chính là một người mẹ bị ung thư di căn đã khiến cả trường quay cảm động và khâm phục. Người con gái không thể nào hiểu nổi vì sao mẹ mình, một người phụ nữ nhỏ bé, mất chồng, mất đứa con trai duy nhất, bản thân bị ung thư, nghèo khổ, sống đơn độc lại có thể không bao giờ rơi nước mắt, lại có thể làm những việc mà người con nghĩ bà không nên làm vì không đủ sức khỏe, thời gian và tiền bạc. Người con muốn người mẹ phải thể hiện cho con cái biết là mình đau như thế nào và tập trung vào chăm sóc sức khỏe để con cái yên tâm.
Đến khi người mẹ xuất hiện trên sân khấu thì tất cả mới vỡ òa. Người mẹ dẫu tận cùng nỗi khổ nhưng vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người đói cơm, thiếu áo nên vẫn thường nấu cơm từ thiện, đem quần áo cũ đến những buôn làng xa xôi giúp đỡ bà con còn thiếu thốn. Những mất mát làm bà đau khổ, nhưng thay vì ủ rũ gặm nhấm nỗi buồn, bà đã chọn lối sống tích cực, lấy nụ cười và sự sẻ chia làm phương châm sống cho mình.
Không ai có thể chọn nơi sinh ra nhưng chúng ta có thể chọn cách mình sống. Thay vì cứ nghĩ đến những thiệt thòi của mình để buồn phiền thì người ta có thể chọn cách đối mặt với nó tích cực hơn. Thái độ tích cực giúp ta có thể mỉm cười cả trong nghịch cảnh, tìm thấy những điều tốt chính trong những trở ngại. Một người lạc quan, tràn đầy tình yêu với cuộc sống sẽ nhận được những nụ cười ngọt ngào nhất, ấm áp nhất. Và đó chính là hạnh phúc. 
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.