Nông sản độc lạ đón Tết 2021: Xuất hiện siêu phẩm kỳ dị giá trăm triệu, gà đặc sản có nguy cơ "cháy hàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ghi nhận thực tế tại nhiều tỉnh, thành ở miền Bắc, PV Dân Việt thấy một nhà vườn ở Văn Giang (Hưng Yên) đã đưa ra thị trường Tết năm nay một siêu phẩm cây chưng Tết rất độc đáo, kỳ dị giá trị lên đến cả trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, thị trường gà đặc sản tiến vua hiện cũng đã vào mùa và đắt hàng.

Anh Phạm Văn Hoàn chăm sóc siêu phẩm cây Tết
Anh Phạm Văn Hoàn chăm sóc siêu phẩm cây Tết "Long vân mừng vũ hội" tại nhà vườn của gia đình ở Văn Giang (Hưng Yên)


Xuất hiện siêu phẩm cây chưng Tết độc đáo

Còn gần 2 tháng mới đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nhưng thời điểm này, nhiều nhà vườn ở "thủ phủ" hoa, cây cảnh miền Bắc - Văng Giang (Hưng Yên) đã đón khách tới tham quan, đặt hàng.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, một số nhà vườn ở Văn Giang đã có khách đặt mua nhiều chậu bưởi, quất, cam cảnh có giá trị từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng/chậu.

Cũng như mọi năm, anh Phạm Văn Hoàn, chủ nhà vườn HKTS GARDEN ở Liên Nghĩa (Hưng Yên) tiếp tục tạo bất ngờ khi "trình làng" siêu phẩm "Long vân mừng vũ hội" trị giá trăm triệu đồng.

Chia sẻ về ý tưởng sáng tác tác phẩm cây Tết nghệ thuật này, anh Hoàn cho biết, đất nước ta bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, việc này xuất phát từ cuối năm 2019, đến tận bây giờ vẫn chưa ai có thể dự đoán và lường trước được điều gì về đại dịch nguy hiểm này.

Từ những áp lực trong cuộc sống, đặc biệt là áp lực của đại dịch đối với nền kinh tế, tôi bắt đầu nhen nhóm ý tưởng làm một tác phẩm có tên là "Long vân mừng vũ hội". Ý tưởng được định hình và thực hiện từ tháng 2/2020 đến bây giờ mới hoàn thành.

"Chính vì thế, với ý tưởng cây tôi đưa ra trong dịp Tết năm nay là "mừng vũ hội", tôi muốn truyền tải một thông điệp rằng: "Dù có dịch Covid-19 hay có vấn đề gì ảnh hưởng đến đất nước đi chăng nữa thì tinh thần Việt Nam chúng ta luôn chiến thắng", anh Hoàn nhấn mạnh.

Bên cạnh việc "trình làng" sản phẩm cây Tết nghệ thuật mới, năm nay nhà vườn của anh Hoàn cũng có hàng chục sản phẩm chậu bưởi, quất cảnh bon sai... "Đến thời điểm này, tôi đã có khách đặt mua gần nửa vườn, đa số là các mặt hàng tầm trung có giá trì từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng", chủ nhà vườn HKTS GARDEN tiết lộ.

 

 Các sản phẩm siêu phẩm cây Tết trong nhà vườn của anh Hoàn đều có biển hiệu, logo thương hiệu riêng.
Các sản phẩm siêu phẩm cây Tết trong nhà vườn của anh Hoàn đều có biển hiệu, logo thương hiệu riêng.


Dự đoán về thị trường tiêu thụ cây chưng Tết năm nay, anh Hoàn cho rằng: Dù điều kiện kinh tế năm nay khó khăn hơn mọi năm nhưng vào dịp Tết đến, Xuân về mọi người vẫn phải trang trí nhà cửa, cơ quan mừng đón Xuân mới. Trong đó, cũng có nhiều khách có điều kiện vẫn có nhu cầu mua, chơi cây chưng Tết cao cấp.

"So với mọi năm, nhu cầu mua cây chưng Tết năm nay sẽ giảm ở mức vừa phải và giá cả các mặt hàng như bưởi, quất, cam cảnh chưng Tét cũng chỉ giảm nhẹ", anh Hoàn khẳng định.

 

Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, diện tích sản xuất hoa trên địa bàn thành phố hiện nay là hơn 5.470ha. Trong đó, hoa hồng chiếm 33,33%; hoa cúc 17%; hoa đào 8,15%... Đặc biệt, diện tích trồng hoa lan, ly tăng nhanh, chiếm 5,14%.

Với kinh nghiệm chăm sóc hoa có từ nhiều năm, không ít hộ dân đã chuyển sang trồng hoa theo hướng chất lượng cao nên giá trị thu nhập cũng tăng mạnh. Hiện các vùng trồng hoa tập trung cho giá trị thu nhập từ 500 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Đại, trồng hoa phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Để có mùa hoa bội thu, các địa phương quy hoạch vùng sản xuất hoa tập trung đưa công nghệ cao, nhà kính, nhà lưới vào sản xuất với quy mô lớn, nhằm hạn chế bất lợi về thời tiết. Sở NNPTNT Hà Nội cũng tiếp tục phối hợp với các địa phương hỗ trợ người dân tham gia hội chợ, triển lãm để giới thiệu các loại hoa đặc trưng. Qua đó, người trồng hoa có thể nắm bắt được xu thế tiêu dùng, có những định hướng về sản xuất hoa phù hợp với thị trường.


Tại các nhà vườn đào, quất, canh cảnh ở Thủ đô cũng đang "nóng" dần, nhiều chủ vườn đã bắt đầu ăn, ngủ tại ruộng để chăm sóc cây, hoa Tết phục vụ "thượng đế" của mình. Ông Phạm Văn Nam, một chủ nhà vườn đào ở Nhật Tân cho biết, thời điểm này thời tiết vẫn thuận lợi, các cây đào, quất vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, từ nay đến Tết Nguyên đán thời gian còn khá dài nên cũng khó lường trước được các tình huống xấu có thể xảy ra.

"Mấy ngày nay, nhà vườn của tôi đã bắt đầu có khách gọi điện thoại và đến xem, các "thượng đế" cũng rất ưng các kiểu dáng các gốc đào của gia đình nhưng mọi người còn lưỡng lự chờ giáp Tết mới "xuống tiền", ông Nam nói.

Gà đặc sản tiến vua vẫn được giá cao

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đăng Chung - Chủ tịch Hội chăn nuôi gà Hồ ở thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) khẳng định, hiện thị trường gà Hồ hay còn gọi là gà đặc sản tiến vua chưa vào thời điểm giao dịch sôi động trong năm, nhưng đến giờ các mặt hàng gà cao cấp như gà làm quà biếu, gà lễ gần như đã "có chủ".

 

 Anh Nguyễn Văn Trường chăm sóc đàn gà đặc sản tiến vua của gia đình ở làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).
Anh Nguyễn Văn Trường chăm sóc đàn gà đặc sản tiến vua của gia đình ở làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).


Bởi, phần lớn khách mua loài gà đặc sản này đều là khách thân, quen và họ đều đặt hàng trước và chờ cả năm mới có hàng.

Theo ông Chung, so với mọi năm, năm nay lượng gà thịt phục vụ các  "thượng đế" giảm khá nhiều, trong đó, loại gà cao cấp chỉ có khoảng 150 đến 200 con có giá trên dưới 500.000 đồng/kg; loại hàng tầm trung có khoảng trên dưới 200 con, giá bán loại hàng này từ 350.000 đồng đến 450.000 đồng/kg...

"Hàng năm khách đặt mua gà rất nhiều và luôn "cháy hàng" vào dịp cận Tết Nguyên đán nhưng chúng tôi luôn giữ giá bán cố định, vừa để bình ổn thị trường vừa là để tri ân khách hàng", ông Chung chia sẻ.

Cũng theo ông Chung, gà Hồ nuôi ở làng Hồ thường trên 1 năm tuổi bằng thức ăn tự nhiên và thóc mầm bung chín nên có thịt rất chất lượng. Gà Hồ có da, thịt giòn, không dai cũng không bở, có vị ngọt và màu thịt sẫm. Chỉ cần ăn một lần, người dùng sẽ không thể quên được vì nó rất độc đáo và khác lạ, không giống bất kỳ loại gà nào.

Giá gà Hồ giống bóc trứng 130.000 đồng/con, gà giống choai có giá khoảng 250.000 đồng đến 350.000 đồng/con, tùy loại...

 

Người chăn nuôi gà Đông Tảo ở Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật chăm sóc và nhận đơn đặt hàng gà đặc sản tiến vua.
Người chăn nuôi gà Đông Tảo ở Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật chăm sóc và nhận đơn đặt hàng gà đặc sản tiến vua.


Giống gà Đông Tảo (hay con gọi là gà Đông Cảo) không chỉ nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, hình dáng kỳ dị từ đôi chân cho đến cái đầu mà còn nổi danh với thương hiệu “gà tiến vua” từ thời xa xưa. Giống gà này mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho bà con nông dân ở các xã của huyện Khoái Châu (Hưng Yên).

Theo ông Phạm Tuấn, người nuôi gà đặc sản tiến vua lâu năm ở Khoái Châu, một con gà Đông Tảo trưởng thành thường có cân nặng từ 3kg-6kg; giá bán trung bình dao động từ 2 – 4 triệu đồng một con. Đối với những con gà nổi trội, có đôi chân to, bộ lông đẹp thường được các dân chơi gà xem là “hàng hiếm” thì sẽ có giá lên đến hàng chục triệu đồng.

Mới đây, Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu khuyến cáo, vào thời điểm cuối năm, thời tiết diễn biến thất thường, hay xảy ra rét đậm, rét hại kết hợp với mưa sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hại cho giống gà Đông Tảo.

Do vậy, người dân cần phải giữ ấm cho đàn gà, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng. Ngoài ra, cần tăng khẩu phần ăn từ 10 – 15% , tăng hàm lượng protein, vitamin B,C,K để tăng sức đề kháng để giúp đàn gà khỏe mạnh, có chất lượng tốt nhất phục vụ cho các "thượng đế" ăn Tết.

Được biết, hiện nay, toàn huyện Khoái Châu có tổng đàn gà Đông Tảo lên đến trên 50.000 con, được nuôi tập trung ở các xã: Đông Tảo, Dạ Trạch, Bình Minh, Tân Dân, Bình Kiều... Dự kiến dịp Tết Nguyên đán năm nay, nông dân trong huyện sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 - 5.000 con gà Đông Tảo làm quà biếu và hàng trăm tấn gà Đông Tảo thịt thương phẩm.

 

https://danviet.vn/nong-san-doc-la-don-tet-2021-xuat-hien-sieu-pham-ky-di-gia-tram-trieu-ga-dac-san-co-nguy-co-chay-hang-20201217110916924.htm

Theo Trần Quang (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.