Nóng cuộc chiến săn quỹ đất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trái với diễn biến không mấy khả quan của thị trường bất động sản, hoạt động mở rộng quỹ đất của các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức vẫn đang có sóng ngầm suốt thời gian qua.
Cuộc chiến thâu tóm quỹ đất của các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất nóng. Ảnh: Gia Miêu
Cuộc chiến thâu tóm quỹ đất của các doanh nghiệp bất động sản vẫn rất nóng. Ảnh: Gia Miêu
Chỉ tính riêng trong hai quý vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp đã chi hàng ngàn tỉ đồng để thực hiện các thương vụ quỹ đất, dự án.
Chẳng hạn như trường hợp của Tập đoàn Novaland, chỉ tính riêng quý 1/2020, theo ghi nhận doanh nghiệp này đã chi ra tới hơn 2.700 nghìn tỉ đồng chủ yếu đặt cọc để mua cổ phần, nhận chuyển nhượng vốn góp của một số dự án doanh nghiệp này đầu tư. Lãnh đạo Novaland xác định chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn tiếp tục là con đường phát triển quỹ đất của tập đoàn này trong năm 2020 và các năm tới. Trong bối cảnh thị thường được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi như trên, có thể Novaland sẽ không đứng ngoài cuộc chơi.
Cũng trong đầu năm nay, Tập đoàn Hưng Thịnh đã chi một khoản tiền lớn để thực hiện nhiều thương vụ M&A quỹ đất, trong đó có khu đất quy mô diện tích hơn 1.000 ha tại Lâm Đồng. Trước đó, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã chi hàng ngàn tỉ đồng mua lại nhiều dự án tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), trong đó đáng chú ý có dự án tại Nhơn Hội có quy mô diện tích lên đến hơn 1.000 ha
Tại các cuộc đại hội cổ đông của các ông lớn bất động sản vừa qua, ngoài những bản báo cáo kết quả, kế hoạch kinh doanh cho tương lai thì câu chuyện được nhiều doanh nghiệp nhắc đến chính là việc sẵn sàng bước vào hành trình mở rộng quỹ đất. Bởi lẽ, thời điểm này thị trường đang định hình lại khả năng phục hồi sau dịch COVID-19, cũng là “mùa săn” quỹ đất của các doanh nghiệp có tiềm lực.
Dù là doanh nghiệp nằm trong nhóm các công ty sở hữu quỹ đất đứng đầu ở thị trường TPHCM (vào khoảng 680 héc-ta) nhưng đối với Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long thì việc bổ sung thêm đất luôn là yếu tố được quan tâm bậc nhất. Chính vì vậy, doanh nghiệp này dành đều đặn mỗi năm 2.000 tỉ đồng để thực hiện công tác mua thêm đất.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Nam Long cho biết doanh nghiệp đang tập trung mọi nguồn lực để gia tăng quỹ đất trong thời gian tới. Mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp là các khu đất quy mô lớn ở các địa phương vệ tinh của TPHCM và cả Hà Nội.
Sự khó khăn của thị trường bất động sản đã khiến không ít doanh nghiệp địa ốc đang trên bờ vực phá sản vì không còn đủ sức cầm cự. Tuy nhiên, ngược lại, cũng có những doanh nghiệp nhờ có nguồn lực lại xem thời điểm này là cơ hội vàng để vượt lên.
Theo phân tích của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao của Savills Việt Nam cho biết, đây là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung. Mặc dù vậy, đối với một bộ phận các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư bất động sản không chỉ trong và ngoài nước, thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ. Thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã, đang sẵn sàng mua và nhận sự chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực bất động sản.
"Đây được xem là thời điểm “vàng” để doanh nghiệp hành động nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu. Bởi lẽ sau khi dịch COVID-19 đi qua nhiều doanh nghiệp có đất nhưng không thể triển khai dự án vì áp lực tài chính buộc phải xả hàng. Cơ hội để chúng tôi đàm phán với các đối tác dạng này có thể sẽ suôn sẻ hơn”, ông Nguyễn Xuân Quang chia sẻ.
GIA MIÊU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.