Nóc nhà như 'chốn bồng lai' của gia đình Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

200 m2 sân thượng nhà chị Thúy quanh năm phủ đầy hoa hồng, hoa sen giữa tán lá xanh mát, tách biệt hoàn toàn cảnh ồn ào ở phố phía dưới.

Khu vườn của chị Trần Diệu Thúy tọa lạc trên nóc nhà 7 tầng ở quận Hà Đông, với diện tích 200 m2.
Khu vườn của chị Trần Diệu Thúy tọa lạc trên nóc nhà 7 tầng ở quận Hà Đông, với diện tích 200 m2.
 Chị bắt đầu quá trình thiết kế sân thượng từ sau khi xây xong nhà vào tháng 3/2018. Bà mẹ 4 con tự lên ý tưởng và đi mua sắm từ cái chum đến bao đất.
Chị bắt đầu quá trình thiết kế sân thượng từ sau khi xây xong nhà vào tháng 3/2018. Bà mẹ 4 con tự lên ý tưởng và đi mua sắm từ cái chum đến bao đất.
Các loại cây được chị Thúy gom góp sau gần 10 năm từ nhà cũ sang, nên thời gian hoàn thành khu vườn chưa hết một tháng.
Các loại cây được chị Thúy gom góp sau gần 10 năm từ nhà cũ sang, nên thời gian hoàn thành khu vườn chưa hết một tháng.
Diện tích rộng, chị Thúy phải dùng đến 15 khối đất.
Diện tích rộng, chị Thúy phải dùng đến 15 khối đất. "Vì khối lượng khủng như vậy nên tôi đã vận chuyển từ lúc nhà đang còn xây, 10 thợ làm liên tục từ 7 tiếng mới xong. Hôm mua về chất một đống to ở cửa, ông xã đi về choáng quá còn mắng cho tôi một trận", chị kể.
Khi làm khu vườn, chị Thúy đã tính đến vườn trên cao có ưu điểm là ít sâu bệnh, nhưng nắng gió sẽ nhiều hơn, không khí khô hơn nên cần thiết phải làm một ao sen để hơi nước bốc lên tạo thêm độ ẩm cho cây.
Khi làm khu vườn, chị Thúy đã tính đến vườn trên cao có ưu điểm là ít sâu bệnh, nhưng nắng gió sẽ nhiều hơn, không khí khô hơn nên cần thiết phải làm một ao sen để hơi nước bốc lên tạo thêm độ ẩm cho cây.
Muốn trồng được sen, bể được chị quét chống thấm, lát gạch bóng và phủ trực tiếp bạt nhựa HDPE (loại chuyên lót hồ nuôi cá, bể phốt) lên trên, cố định bằng keo, rồi đổ đất thịt vào hồ và ngâm nước tạo bùn một thời gian mới trồng. Chị cũng nuôi thêm cá trong ao sen để tạo môi trường tương sinh, cá sinh sôi tốt hơn, sen cũng từ đó mà khỏe đẹp hơn.
Muốn trồng được sen, bể được chị quét chống thấm, lát gạch bóng và phủ trực tiếp bạt nhựa HDPE (loại chuyên lót hồ nuôi cá, bể phốt) lên trên, cố định bằng keo, rồi đổ đất thịt vào hồ và ngâm nước tạo bùn một thời gian mới trồng. Chị cũng nuôi thêm cá trong ao sen để tạo môi trường tương sinh, cá sinh sôi tốt hơn, sen cũng từ đó mà khỏe đẹp hơn.
"Hồ sen của tôi nở đều từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt rộ được khoảng 20 bông", chị Thúy cho hay. Vốn bị "nghiện" trà sen, nên chị luôn mua sen hồ Tây về lấy gạo ướp. Phần hoa không dùng đến chị cắm vào vườn để tăng phần rực rỡ.
"Hồ sen của tôi nở đều từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi đợt rộ được khoảng 20 bông", chị Thúy cho hay. Vốn bị "nghiện" trà sen, nên chị luôn mua sen hồ Tây về lấy gạo ướp. Phần hoa không dùng đến chị cắm vào vườn để tăng phần rực rỡ.
Khu vực giữa sân thượng, gia chủ thiết kế mái che đặt một bộ bàn ghế để mọi người vừa ngồi ngắm cảnh vừa thưởng trà trong mọi thời tiết. Ngoài ra còn có ba bộ bàn ghế đặt ở các không gian khác xung quanh sân này.
Khu vực giữa sân thượng, gia chủ thiết kế mái che đặt một bộ bàn ghế để mọi người vừa ngồi ngắm cảnh vừa thưởng trà trong mọi thời tiết. Ngoài ra còn có ba bộ bàn ghế đặt ở các không gian khác xung quanh sân này.
Để bốn mùa khu vườn luôn đẹp, chị đã trồng nhiều loại hoa nở nối tiếp nhau, từ hoa lan, hoa hồng, mười giờ, cúc, dạ yến thảo, tử đằng, hoa giấy…
Để bốn mùa khu vườn luôn đẹp, chị đã trồng nhiều loại hoa nở nối tiếp nhau, từ hoa lan, hoa hồng, mười giờ, cúc, dạ yến thảo, tử đằng, hoa giấy…
Sân thượng nhà chị Thúy rộng đẹp như một
Sân thượng nhà chị Thúy rộng đẹp như một "chốn thần tiên" tách biệt hoàn toàn cuộc sống xô bồ, bức bối phía dưới. Vì thế đây trở thành không gian được các thành viên trong gia đình yêu thích nhất. Ngày cuối tuần các con chị "cắm rễ" trên này, lúc học bài, lúc chơi.
"Nhiều bạn bè đến ví sân thượng nhà tôi giống như quán trà thu nhỏ, vừa được thưởng thức tách trà nóng, nhâm nhi chiếc bánh giữa hương thơm ngào ngạt của các loại hoa, vừa phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao", chị tự hào nói.
"Nhiều bạn bè đến ví sân thượng nhà tôi giống như quán trà thu nhỏ, vừa được thưởng thức tách trà nóng, nhâm nhi chiếc bánh giữa hương thơm ngào ngạt của các loại hoa, vừa phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao", chị tự hào nói.



 Trần Hà (VNE)
Ảnh: NVCC

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp về xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2025.

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)-Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai 2 dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại làng Díp (xã Ia Kreng) và làng Bui (xã Ia Ka) nhằm ổn định đời sống cho các hộ đồng bào DTTS.

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.