Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh đau thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng nhất bởi các cơn đau chạy dọc từ phía sau thắt lưng đến mặt sau của bàn chân.
 

Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock



Đây là một hội chứng thần kinh với cơn đau theo hướng di chuyển từ dây thần kinh lưng tới rễ thần kinh cột sống (rễ dây thần kinh tọa).

Bệnh có tác động vào hoạt động của chân như đi lại, đứng ngồi gây kích ứng dây thần kinh.

Khi dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương thì những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Càng để lâu thì cơn đau từ mông xuống bắp chân ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, theo Stay Inspired.

Khi rễ dây thần kinh lưng bị chèn ép thì những cơn đau sẽ xuất hiện từ phía ngoài lưng eo lan xuống cẳng chân rồi ngón út của bàn chân.

Khi rễ thần kinh cột sống bị tổn thương thì cơn đau sẽ bắt đầu từ phía sau mông xuống đùi thông qua cẳng chân đến mặt ngoài của bàn chân.

Tất cả mọi người đều có nguy cơ đau thần kinh tọa, nhiều nhất trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.

Đau thần kinh tọa xuất phát từ nhiều nguyên do như thoát vị đĩa đệm, dây thần kinh bị chèn ép, bệnh thoái hóa đĩa đệm hoặc hẹp ống tủy sống.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm:

Tuổi càng cao sức, quá trình thoái hóa cũng diễn ra nhanh hơn.


Lao động nặng nhọc với các động tác bê, vác di chuyển liên tục.


Ngồi làm việc văn phòng không đúng tư thế.

Sử dụng quá nhiều rượu bia thuốc lá.

Nhiều người đã đi chữa trị ở rất nhiều nơi, nhưng hầu như rất khó chữa khỏi hoàn toàn.

Nhiều động tác yoga hoặc căng duỗi có thể giúp giảm đau.

Chỉ cần một quả bóng tennis

Nhưng thật bất ngờ là cách tốt nhất để điều trị căn bệnh này mà không tốn kém, hóa ra lại rất đơn giản: Chỉ cần một quả bóng tennis, theo Stay Inspired.

Quả bóng tennis thực sự có tác dụng xoa bóp sâu đến từng cơ bắp và làm giảm căng, cứng cơ.

Trước tiên, hãy nằm trên quả bóng tennis và lăn về phía vị trí dây thần kinh tọa, hướng về phía chân.

Tiếp tục lăn quả bóng lên xuống khu vực bị đau.

Khi thực hiện động tác, cần chú ý tạo một lực vừa phải khi đè lên vùng đau trong 15 đến 20 giây trước khi lăn tới vùng tiếp theo.

Cũng có thể sử dụng nhiều quả bóng tennis, tùy thuộc vào mức độ đau.

Nếu cả hai chân đều bị đau, thì nên đặt nhiều quả bóng tennis dưới chân để tăng thêm áp lực.

Tiếp theo, hãy cầm quả bóng trong tay và lăn phía trước cơ thể, từ cổ đến hông.

Cần lưu ý rằng, nếu thực hiện sai động tác có thể làm hỏng cơ bắp hoặc dây thần kinh. Nếu cảm thấy đau dữ dội, hãy điều chỉnh bóng hoặc dừng động tác.

Đương nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp chữa trị nào, theo Stay Inspired

 

Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.