Những người đi hát sắc bùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hai “lão làng” là ông Trần Biểu (83 tuổi) và ông Huỳnh Tròn (78 tuổi), cùng xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, dắt nhau đi khắp thôn, làng tham gia các chương trình biểu diễn, không kể ngày đêm, chỉ mong tiếp tục lưu giữ điệu hát sắc bùa.

Bốn ông cái chủ chốt của đoàn hát sắc bùa xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi biểu diễn hát sắc bùa
Bốn ông cái chủ chốt của đoàn hát sắc bùa xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi biểu diễn hát sắc bùa



Tai không nghe, mắt không thấy, hai “lão làng” đã gần 80 tuổi lướt nhẹ ngón tay gảy cây đàn nhị nỉ non, lại thêm âm thanh phát ra từ tiếng kèn, giọng ca cất lên như được đẩy thêm để phiêu diêu theo điệu hát sắc bùa. Hai “lão làng” là ông Trần Biểu (83 tuổi) và ông Huỳnh Tròn (78 tuổi), cùng xã Phổ An, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, dắt nhau đi khắp thôn, làng tham gia các chương trình biểu diễn, không kể ngày đêm, chỉ mong tiếp tục lưu giữ điệu hát sắc bùa.

Đôi bạn già mê hát sắc bùa

Những cơn mưa rả rích, thềm nhà trước căn nhà cấp bốn có hai cụ già, một người gảy đàn nhị nỉ non, một người thổi kèn những âm thanh của điệu hát sắc bùa da diết. Có khách đến, ông lão mắt sáng kéo tay người ngồi gảy đàn dừng lại. Người gảy đàn là ông Trần Biểu bị mù cả hai mắt, người thổi kèn là ông Huỳnh Tròn. Ông Tròn chỉ biết thổi kèn theo “trực giác”, bởi lẽ đôi tai ông bị điếc nặng từ 3 năm nay.

Ông Biểu dò dẫm đi lại trong nhà, pha trà, kể chuyện. Ông mê điệu hát sắc bùa từ khi còn 15, 16 tuổi, khi đó ông hay nghe lỏm các cụ trong làng hát rồi theo chân các cụ “nghệ sĩ” đi khắp thôn xóm mỗi lần hội diễn văn nghệ. Lớn lên, ông Biểu tham gia du kích địa phương, kiêm trưởng đoàn văn nghệ xã từ năm 1962 - 1966. Chiến tranh diễn ra ác liệt, ông Biểu cầm súng ra trận.

Sau 1975, ông Biểu về lại địa phương và bắt đầu khôi phục bộ môn hát sắc bùa. Ông chia sẻ: “Từ xưa, xã Phổ An đã có điệu hát sắc bùa, bắt nguồn từ xóm An Thạnh, Bình An, thường dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ, đình làng hội miếu, đều lập đoàn hát sắc bùa. Tuy nhiên, qua thời chiến, người hát sắc bùa đã không còn nhiều và giai điệu dần quên lãng”. Ông Biểu tình cờ gặp ông Huỳnh Tròn, nghe điệu phách ông Tròn gõ phát ra từ miếng tre, rồi tự lúc nào không biết, hai ông kết bạn tri kỷ, cùng nhau lan tỏa điệu hát sắc bùa.

Ông Tròn sống trong một gia đình thuần nông, khi ông bị điếc, các con ông đã mua cho ông cái máy trợ thính, “nhưng tôi không dùng vì nó rất khó chịu, thôi cứ nhìn miệng nói mà đoán rồi nói lại”. Đoán có người nghe chuyện hát sắc bùa, ông Tròn liên miên chuyện xưa cũ, chuyện các con và gia đình. Dù tai không nghe thấy, nhưng ông Tròn vẫn thổi kèn, gõ phách rất giỏi. Ông nhẩm theo điệu hát và nhờ đôi mắt vẫn rất tinh anh nên khi nhìn các ông cái (nhạc công) bắt đầu gõ, khẩu hình miệng hát, ông lập tức gõ theo. Có lẽ, hai “lão làng” Biểu và Tròn là một cặp “bổ khuyết” cho nhau.

Ngày xưa, đội hát sắc bùa có 6 ông cùng làng xóm tham gia, đi khắp nơi biểu diễn. Ngày đó có ông Lê Công Lịch (bí danh Lê Hổ) thôn An Thạnh, xã Phổ An, là cây “đại thụ” hiếm hoi của loại hình nghệ thuật hát sắc bùa, là Nghệ nhân Dân gian hát sắc bùa, Nghệ nhân Ưu tú duy nhất của huyện Đức Phổ được phong tặng danh hiệu; có ông Lịch với hơn 70 năm gắn bó cùng hát sắc bùa, ông Lịch đã qua đời (năm 2015) ở tuổi 88.

Những thế hệ đi trước chính là những người thực hành nghệ thuật hát sắc bùa, họ được coi là “di sản sống” của bộ môn nghệ thuật này. Nay, họ đã lần lượt qua đời vì tuổi tác. Ông Lịch ra đi mà chưa kịp có những ghi chép đầy đủ về di sản sắc bùa ông gìn giữ suốt 70 năm qua. Đến nay, vì sợ mai một văn hóa truyền thống, ông Biểu đang ghi chép lại những bài hát sắc bùa dày hàng trăm trang và truyền tay những người cần mượn để học hát sắc bùa ở các địa phương khác trong huyện. Xã Phổ An cũng cho đánh máy vi tính để lưu giữ lại các bài hát do cụ Biểu ghi chép và sáng tác lưu truyền.

Giữ gìn hát sắc bùa

Khá khen ông lập cái ngõ này/Kim bằng thợ ngọc a rồng xây a tư bề/Hai bên loan phụng giao kề/Nhà lầu ngõ ngói a tư bề xinh tây…, ông Biểu cất lời hát cùng điệu kèn, điệu đàn nhị vang lên, đó là những câu trong lời bài Mở ngõ được diễn trong ngày tết đến, xuân về. Mỗi đoàn hát sắc bùa gồm 10 người, gồm 6 nữ múa hát và 4 nhạc công. Ông cái trưởng đoàn kiêm cả kèn và hát chính, ông vỗ trống, ông gảy đàn nhị và ông vỗ phách. Gia đình rước đoàn về nhà của mình để hát nhân dịp lễ, tết, làm nhà mới…, cầu mong mọi điều tốt đẹp. Điệu hát Mở ngõ được bắt đầu khi đoàn hát sắc bùa vừa đến ngõ nhà gia chủ, hát đến khi gia chủ mở ngõ đón đoàn vào thăm nhà.

Hát sắc bùa là hình thức tổng hợp cả múa, hát và diễn xướng trên sân khấu, mang ý nghĩa chúc tụng với lễ nghi nông nghiệp gắn yếu tố tâm linh, cầu cho mùa màng tươi tốt, gia đạo bình yên. Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó phòng VH-TT huyện Đức Phổ, cho biết: “Hát sắc bùa là nét đẹp trong đời sống tinh thần, hoạt động giải trí giúp vơi đi mệt nhọc trong lao động, sản xuất. Đến nay, loại hình nghệ thuật này chỉ còn lưu giữ khá nguyên vẹn tại xã Phổ An, huyện Đức Phổ bởi các cụ trong đoàn hát sắc bùa, nhưng rất hiếm hoi. Ngoài ra, ở một số địa phương khác cũng cố gắng truyền lại bộ môn hát sắc bùa nhưng không còn giữ được nguyên bản và đang dần thất truyền”.

Ngay ở xã Phổ An, ông Biểu, ông Tròn mặc dù rất tận tâm với hát sắc bùa nhưng việc giữ gìn nghệ thuật này khiến hai ông trăn trở. Ông Biểu nói: “Những lớp trẻ đều đi làm ăn và không có thời gian để học hát, còn trẻ nhỏ thì bận việc học hành nên chỉ còn mấy lão già ngồi lại đàn hát lối xóm”. Ông Biểu dạy hát sắc bùa cho 2 cháu nội và cháu ngoại ở nhà, thời gian thường là buổi tối, chỉ khoảng một tiếng, sau đó các cháu đi học bài. Ông Tròn dạy lại cho 2 con trai là Huỳnh Lập và Huỳnh Tiến tiếp nối nghề cha. Đoàn xã và Phòng Văn hóa xã Phổ An cũng tham gia lớp học ban đêm cùng hai “lão làng”.

Em Phạm Trần Phương Nghi, lớp 5B, Trường Tiểu học Phổ An, học hát sắc bùa từ năm lớp 1, đến nay em đã hát được nhiều bài hát do chính ông nội Biểu dạy. Nhiều em học sinh vì học được nghệ thuật độc đáo của thế hệ trước đã trở thành những “mầm xanh” thực thụ, tiếp nối truyền thống cha ông. Em Nghi cho biết: “Trước giờ học buổi tối, ông lại dạy nhóm bạn nhỏ trong xóm hát sắc bùa và dành hơn một giờ để truyền đạt. Em đã học hát được câu xướng trong bài Mừng Đảng mừng Xuân…

Ông Nguyễn Tấn Mỹ - Chủ tịch UBND xã Phổ An, cho biết: “Từ năm 2013, nghệ thuật hát sắc bùa được chú trọng và quan tâm hơn, đến nay đã thành lập được đội hát sắc bùa. Hàng năm, các dịp lễ, đại đoàn kết…, đều là đội hát sắc bùa tham gia biểu diễn. Tuy nhiên, trong giải pháp lâu dài cần có các hoạt động tuyên truyên vận động người dân tham gia, truyền đạt bằng hình thức mở lớp học, huy động xã hội hóa”. Ông Sơn cho biết: “Sắp tới, phòng VH-TT sẽ làm hồ sơ để trình các cấp đề nghị công nhận Nghệ nhân Dân gian hát sắc bùa cho ông Biểu, giữ gìn điệu hát sắc bùa”.

Nguyễn Trang (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.