Những ngày vắng ba mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đêm thứ năm. Thằng Hoàn tỉnh giấc. Nó quơ tay. Tìm kiếm trong bóng tối. Bàn tay chạm vào người bé Huyên. Nó đưa bàn tay của mình nắm lấy tay em. Giữ chặt vào lòng như sợ mất. Rồi lại yên tâm nhắm mắt chìm vào giấc ngủ.


 
Tình hình dịch bệnh căng thẳng. Mẹ tham gia đội phòng, chống COVID từ tuần trước. Vì công việc bận rộn, nên hai ba ngày mẹ mới được về nhà một lần. Nhưng đến hôm nay thì mẹ phải túc trực ở lại cơ quan, trực tiếp xét nghiệm, lấy mẫu thử cho hàng trăm ca F1, F2 nên đã không được về nhà nữa. Ba cũng theo đoàn phân công trực chốt ở các điểm chợ và khu dân cư. Vậy là anh em Hoàn phải tự túc ở nhà chăm nhau. Ba mẹ vẫn gọi điện về nhà hằng ngày, thỉnh thoảng ba chạy vù qua cổng nhà, gọi hai anh em ra lấy đồ ăn. Rồi lại vội vã chạy đi cho kịp công việc.

 

Minh họa: Phan Nhân
Minh họa: Phan Nhân



Hoàn nhớ đêm đầu tiên ba mẹ vắng nhà. Hai anh em chui kín trong chiếc chăn, trời mùa hè nóng ran. Nhưng tâm lý nhát gan cứ đè nặng lên thằng bé làm nó không thể yên tâm được. Con bé em ngây thơ thấy anh chui trong chăn cũng vội vàng chui theo. Nhà bật điện sáng từ phòng khách tới trong phòng ngủ. Được cái, biết mình là anh nên Hoàn cũng dịu dàng lắm. Nó an ủi em. Chịu khó nghen, anh với em ở trong này cho an toàn. Con bé gật đầu lia lịa. Mặc dù mồ hôi đã mướt mát, ướt hết từ đầu đến chân.
 
Từ lúc nhỏ cho tới lớn, đi học, hai anh em chưa bao giờ phải trải qua cảnh ba mẹ đi vắng. Nếu thường ngày ba đi trực, thì cũng có mẹ ở nhà, chăm lo cho hai anh em từ bữa ăn, giấc ngủ. Đi học về là đã có mâm cơm soạn sẵn, hai anh em chỉ việc rửa ráy chân tay rồi sà vào ăn. Lúc nào mẹ cũng tranh thủ đi làm rồi đi chợ, nấu ăn nhanh, quán xuyến những việc lặt vặt trong nhà. Có lẽ quen với việc đó nên bây giờ ngày nào cũng ngồi trước cửa trông mẹ, lòng Hoàn thấy trống trải vô cùng. Nó không biết nấu ăn, nên món ăn chủ yếu của hai anh em thường xuyên là mì gói, phở gói, cháo gà. Những hôm đầu được ăn mì, hai anh em hí hửng lắm. Vì những ngày thường, lâu lâu mẹ mới cho hai anh em ăn sáng bằng mì gói. Chắc vì bị cấm nên bây giờ được thả ga, cả hai đứa đều vui vẻ hẳn. Hoàn bảo, cho anh ăn mì cả tháng anh cũng ăn được. Em gái cũng gật đầu, em cũng thế. Nhưng mới được mấy hôm, nó đã có cảm giác ngán đến tận cổ. Nó thèm một bữa cơm do mẹ nấu, bày biện những thứ mà hai anh em thích.
 
Những ngày ở nhà trở nên dài vô tận. Sáng thức giấc, đánh răng rửa mặt xong, hai anh em tự vào bếp, lấy trứng gà mẹ đã để sẵn trong tủ. Bỏ nồi lên bếp chuẩn bị bữa sáng. Xong đâu đấy thì dọn dẹp lại nhà cửa. Chọn quần áo dơ rồi cho vào máy giặt. Tranh thủ lúc máy làm việc, hai anh em mở tivi ra xem tình hình diễn biến của dịch bệnh. Theo lời mẹ dặn nên chủ yếu hai đứa chỉ xem tin tức, hạn chế xem hoạt hình và các kênh khác. Mặc dù ở nhà nhưng Hoàn vẫn phải chủ động lấy sách vở bày cho em học bài. Những bài tập ở trường cô giáo giao cho thì bây giờ tranh thủ nghỉ hè, hai anh em phải hoàn thành. Nếu có diễn biến phức tạp không tới trường được sau hè thì cũng biết đường để tham gia học online.
 
Sáng nay Hoàn đang lúi húi lấy quần áo trong máy giặt ra, không để ý tới cô em. Nó đã tự ý đẩy cổng rồi chạy ra ngoài lúc nào không hay. Khi Hoàn vừa khệ nệ bưng chậu quần áo ra sân thì giật mình không thấy con bé đâu. Nó vội vàng để chậu quần áo ở đó, chạy lên phía đường trên, kêu gào ầm ỹ:
 
- Em ơi, em à, em đi đâu vậy?
 
Con bé em mải chơi, chắc mấy ngày nay ở trong nhà nhiều quá, nó muốn có bạn chơi nên len lén khi anh hai đang làm việc thì chạy ù sang nhà cô bạn hàng xóm. Hai cô bạn chui vào phòng, bật máy lạnh rúc rích với nhau trong đó. Bỏ mặc thằng anh chạy từ đầu xóm đến cuối xóm tìm em. Sợ em chạy ra đường lớn, nó hộc tốc cắm đầu cắm cổ chạy về phía quốc lộ, dáo dác tìm. Nó nghĩ từ bữa giờ dịch bệnh, hàng xóm không qua lại với nhau nên chắc em không qua nhà ai được. Nhưng quốc lộ vắng tanh, lác đác vài chiếc xe tải, vù qua trước mặt nó. Nó thất thểu đi về. Trong tuyệt vọng nó tính cầm máy điện thoại lên gọi cho ba mẹ. Nhưng nghĩ tới việc mẹ đang quần quật nơi chống dịch, ba phải hướng dẫn cho người dân đi chợ, trực chốt canh, nó không dám. Nó lại đi một vòng nữa, kêu tên em trong vô vọng. Đi hết con đường vào nhà, mệt quá, nó ngồi thở dốc. Nhìn lên đồng hồ, đã thấy báo hơn mười giờ. Nó hoảng hốt, chạy về nhà. Tay nó run run cầm chiếc điện thoại lên. Nhưng chưa kịp gọi thì điện thoại đã rung bần bật. Là ba. Nó hoảng hốt, suýt đánh rơi chiếc điện thoại xuống đất. Đợt chuông đầu đổ hết, nó không dám nhấc máy. Lúc này, nó không biết phải nói với ba như thế nào. Mồ hôi mướt mát chảy dài xuống áo. Nước mắt lã chã. Nhưng bên kia hình như đoán được tình hình gì đó không ổn, ba lại gọi thêm lần nữa. Lúc này thằng Hoàn chạy vội vào nhà tắm, lấy khăn lau mặt thật nhanh. Nó bốc máy, đầu dây bên kia hỏi liền.
 
- Sao con, em đâu, ba gọi không bốc máy?
 
- Dạ em nó đang đi vệ sinh ba ơi. Nãy con phơi quần áo ngoài sân, nên con không biết ba gọi.
 
- Ờ được rồi, vậy nhen, ở nhà hai anh em nhớ bảo ban nhau, không gây lộn với nhau nha.
 
 Ba vừa dặn xong, cúp máy thì nó ngồi bệt xuống cửa khóc tức tưởi. Hoàn nghĩ tới viễn cảnh người ta bắt cóc trẻ em, rồi lôi bé em đi mất. Nó ngồi thất thần. Hai tay chắp trước ngực, cầu trời khấn phật cho bé em không bị làm sao.
 
Bác Hạnh hàng xóm đi chợ về, thấy thằng bé ngồi thu lu nơi cửa, nước mắt ngắn dài. Bác đặt làn xuống, hỏi thăm:
 
- Sao thế Hoàn, sao ngồi khóc một mình ở đây?
 
- Dạ… em cháu nó chạy đi đâu mất tiêu rồi!
 
Thằng bé vừa nói vừa khóc. Bác Hạnh ngồi xuống, vỗ về nó:
 
- Thôi, chắc không sao đâu, hổm rày bị cấm cửa chắc nó cuồng chân, chạy quanh quanh đâu đây thôi. Bây giờ bác đi tìm cùng con một vòng nhé.
 
Nói rồi bác Hạnh kéo tay thằng bé đứng dậy. Nó quệt nước mắt, vội vàng đóng cửa đi theo bác. Rồi hai bác cháu chia hai ngả, một người đi lên, một người đi xuống.
 
Bé em lúc này chơi chán, mới sực nhớ ra là phải về nhà. Nó vội vội vàng vàng chạy ra mở cửa. Một chốc chạy ù về nhà. Nhưng lúc này cửa đã đóng im ỉm. Nó la lớn:
 
- Anh hai, anh hai ơi!
 
Không có tiếng trả lời. Con bé buồn rầu, càu nhàu:
 
- Em đi chơi có chút, mà anh hai đi đâu không biết.
 
Nó ngồi bệt xuống đất, chờ. Được một lúc thì thấy anh trai thất thểu đi về. Nó mừng rỡ, chạy đến ôm lấy anh. Thằng bé lúc này mới hoàn hồn. Nó cũng ôm lấy em, sờ từ đầu đến chân. Rồi xuýt xoa:
 
- Em có sao không? Em đi đâu sao không nói với anh?
 
Con bé thẹn thùng:
 
- Em xin lỗi, em tưởng như mọi hôm, em đi chơi chút xíu rồi về, có ai gọi em đâu.
 
Thì ra là phòng ngủ hàng xóm đóng kín nên lúc Hoàn gọi, em gái cũng không nghe được. Bác Hạnh đi từ xa, thấy hai anh em đã quấn quýt bên nhau, lòng nhẹ nhõm hẳn. Bác kéo trong làn đi chợ một bọc bánh cam, bảo hai đứa ăn đi. Ở nhà ráng bảo ban nhau, ba mẹ đều đi vắng hết, có gì thì phải báo bác hay mọi người bên cạnh. Ai cũng ở trong nhà, nhưng có việc thì phải gọi nhé.
 
Hai anh em cùng vâng dạ rối rít. Bóng bác Hạnh khuất sau hàng cây. Hoàn thở phào nhẹ nhõm, nó ôm em gái vào trong, không một lời trách mắng. Vì nó biết, những lúc như thế này, nó chính là người thay ba mẹ chăm lo cho em, đợi đến ngày ba mẹ về…

Theo NGÔ THỤY (baolamdong)

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null