Những mùa hoa phượng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trâm lục lại đống sách cũ, tình cờ chị bắt gặp quyển lưu bút thuở học trò ở cái tuổi mấp mé làm người lớn, cái tuổi đầy mộng mơ, nhiều hoài bảo. Chị ngồi thừ trước đống sách trong căn phòng ngai ngái mùi mốc của đống sách cũ. Nhẹ nhàng lật từng trang giấy đã ngã màu ố vàng, những nét chữ mực tím nghiêng nghiêng đầy ắp những dòng kỷ niệm một thời để nhớ, để thương.
 

 Ảnh: Minh họa
Ảnh: Minh họa


Ngừng lại trước dòng lưu bút của Phong, chị đọc thật chậm rãi, không hiểu vô tình hay cố ý, một phần nét chữ viết “hơi xấu” khó đọc. “Mong sao ngày sau sẽ gặp lại, dù ở nơi đâu, dù làm bất cứ việc gì vẫn giữ mãi tình yêu trong sáng của tuổi học trò…”. Mắt chị nhòe đi, hai giọt nước mắt lăn dài trên má. Chị nhớ lại mùa phượng tím cuối năm cấp ba, trước kỳ thi tốt nghiệp. Bạn bè cùng lớp rủ nhau đi picnic ở thung lũng Tình Yêu. Đám con trai, con gái ngồi chen nhau ở dưới gốc cây phượng cuối hồ, hát cho nhau nghe những bài hát tuổi học trò. Loan, cô bạn học cùng lớp, tính tình vui vẻ tinh nghịch:
 
- Đề nghị hai bạn Trâm và Phong hát chung với nhau, các bạn đồng ý không?
 
Cả đám bạn nhao nhao vỗ tay, miệng hô vang đúng rồi, đúng rồi. Tiếng hát Trâm ngân lên hòa theo tiếng đàn guitar của Phong giữa rừng thông vi vu bên hồ : “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương… Mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”. Tất cả đã đi vào dĩ vãng - một tiếng thở dài.
 

*

*        *

 
Giữa giờ giải lao, Trâm lặng lẽ đến bên gốc cây phượng vỹ, nhặt từng cánh hoa đỏ thắm. Chị suy nghĩ miên man (mới ngày nào đây về nhận công tác ở huyện, mà nay đã 5 mùa hoa đi qua). Chị tặc lưỡi: “Thời gian trôi nhanh thật”. 5 năm qua làm cô giáo gắn bó với vùng đồng bào dân tộc Mạ bên dưới chân dốc Con Ó, xa gia đình, bạn bè và người thương. Đang suy tư miên man,bỗng một bàn tay ai vỗ nhẹ lên vai chị, khiến chị giật mình.
 
- Trâm phải không? Mình là Phong đây mà, còn nhớ không?
 
Thoáng một vài giây, định thần lại, Trâm ngớ người ra, trước mắt chị là một chàng sĩ quan an ninh, trong bộ quân phục màu xanh đúng chuẩn, trên ve áo hai ngôi sao vàng một gạch lấp lánh. Không một phút do dự, hai người ôm chầm lấy nhau mừng rỡ trước bao cặp mắt ngỡ ngàng của các bạn thanh niên. Phong nắm tay Trâm đi về ghế đá dưới gốc cây phượng.
 
- Trâm có khỏe không? Về công tác ở đây lâu chưa? Giờ làm gì? Ngừng một lát, anh nói tiếp: Thời gian trôi đi không dừng lại, nhanh qua phải không Trâm?
 
- Ừ nhỉ! Từ hôm chia tay ở trường cấp ba mà nay đã 8 năm trôi qua. Em giờ đây làm nghề “gõ đầu trẻ,” dạy ở trường cấp hai trong xã. Ngày ấy, em thi trượt đại học, nên thi vào cao đẳng sư phạm, ba năm sau ra trường, từ đó gắn bó với vùng núi rừng cao nguyên này, gắn bó với bà con dân tộc nơi đây. Còn anh thì sao?
 
- Theo nguyện vọng của cha anh, ông là thương binh trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông tâm sự như lời dặn dò: “Thế hệ cha đi đánh giặc, thế hệ con là phải bảo vệ đất nước. Biết bao người đổ máu hi sinh mới có ngày hôm nay”. Vì thế, anh đã nộp đơn thi tuyển vào ngành Công an.
 
Một hồi chuông dài ngân lên, kéo hai người về với hiện tại. Trong hội trường của huyện đoàn, rất đông cán bộ đoàn trẻ. Họ đang lắng nghe đồng chí Năm Đỗ truyền đạt nghị quyết của huyện ủy và đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện trong những năm qua.
 
- Thành quả đạt được của huyện ta trên từng lĩnh vực nông nghiệp, định canh định cư, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây trồng, con giống cho từng hộ, cho từng nhà làm rất tốt. Nhưng việc hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm bón, thu hoạch bà con dân tộc thiểu số làm không quen nên hiệu quả chưa cao. Ngừng một lát, ông nói tiếp: Việc giao đất, giao rừng, khoán lô cao su cho từng hộ đồng bào, ta làm chưa chặt chẽ, có nơi làm chiếu lệ, qua loa. Dẫn đến tình trạng một vài hộ ở thôn Bà Nưng, Kon Pang đã bỏ đất hoang, bán vật tư, bán đất lấy tiền tiêu xài, uống rượu thâu đêm suốt sáng. Hết tiền, bà con lên rừng chặt mây, chặt tre, bóc vỏ bời lời, đào củ chụp, đời sống khốn khổ. Huyện phải trợ cấp hằng quý, hằng năm. Trước tình hình trên, tôi đề nghị việc khoán lô, giao đất cho từng hộ không cấp sổ đỏ. Các ban, ngành, đoàn thể tổ chức cho cán bộ, công nhân viên, nhất là cán bộ kỹ thuật xuống phối hợp với hệ thống chính trị ở xã, thôn, thường xuyên bám sát, theo dõi, hướng dẫn bằng cách “cầm tay chỉ việc”. Công tác an ninh, văn hóa, y tế phải phối hợp cùng nhau xây dựng buôn làng xanh, sạch, thoáng mát. Ta hãy cho họ “chiếc cần câu, chứ đừng cho họ con cá”.

 

*

*     *


 
Mặt trời đã lên cao trên đỉnh Con Ó, phả hơi nóng hầm hập xuống những mái nhà tôn gỉ sét trong buôn. Từng tốp thanh niên đi “mùa hè xanh” vẫn miệt mài dọn dẹp vệ sinh quanh nhà. Họ khơi thông những hố nước đọng, lấp đầy những vũng bùn nhão, đốt những đống rác ven tuyến đường thôn. Giờ đây, những nếp nhà trong buôn Bà Nưng thoáng mát, sạch đẹp. Trâm rủ Phong vào một nhà dân để kiểm tra việc học tập của con em học sinh người dân tộc thiểu số. Tình trạng hiện nay các em bỏ lớp rất nhiều, theo cha lên rẫy. Nhà chị K Lim nép mình dưới vòm cây thoáng mát, trong nhà bài trí đơn sơ. Trâm hỏi chị K Lim:
 
- Sao không thấy cháu K Linh đến lớp?
 
- Nó không chịu đi học, thích đi theo cha lên rẫy bắt con chim, bẫy con sóc.
 
- Chị cho người lên rẫy gọi nó về, nói với nó, cô giáo Trâm đến nhà bảo phải đi học, cô không quở phạt, trách mắng…
 
Chị K Lim lặng lẽ ừ…ừ… gật đầu.
 
Phong kiểm tra chỗ học tập của K Linh. Anh đề xuất với Trâm tạo nên một góc học tập riêng dưới nhà sau cho các em. Không thể để cho các em ngồi học chung với phòng sinh hoạt của gia đình. Bà con dân tộc thiểu số nơi đây thường hay tụ tập xem ti vi, có lúc uống rượu giữa nhà, làm chi phối việc học tập của các em.
 

*

*        *

 
Được sự cho phép của trưởng công an huyện, Phong cùng đội công tác an ninh đi vận động các nhà mạnh thường quân trong huyện, ngoài tỉnh ủng hộ tiền bạc mua sách, vở, giấy bút cho các em. Trang bị dây điện, ổ cắm, đèn bàn… để tạo góc học tập. Anh đề xuất với đội an ninh đang công tác ở xã:
 
- Các đồng chí Thanh, Nam, Dũng cùng tôi đi đến các cơ quan, trường học, doanh nghiệp xin bàn ghế cũ, bàn ghế hỏng mang về cơ quan tự cưa xẻ, đóng thành những chiếc bàn con.
 
Chiếc xe U-oat của công an huyện chở đầy những chiếc bàn con, lách qua đoạn đường đầy ổ gà đến thôn Kon Pang, Bà Nưng. Phong trào “đèn bàn thắp sáng ước mơ” được nhân rộng các thôn, buôn trong huyện. Trâm cùng các giáo viên phối hợp với tổ công tác an ninh do Phong phụ trách, hằng tuần chia nhau về các buôn quanh xã để kèm cặp, kiểm tra việc học tập. Không khí trong buôn giờ này khác hẳn, không còn cảnh nhậu nhẹt, la ó, đánh nhau. Già làng K Tăm phấn khởi nói với Trâm:
 
- Già thấy sướng con mắt, ưng cái bụng, dân làng lo làm ăn, ít uống cái rượu, sướng lắm, sướng lắm. Các con cháu giờ đây học tập siêng năng, không bỏ cái lớp của cô giáo. Ơn ngài… ơn ngài (cám ơn).
 
Dưới chân dốc Con Ó ngày nay không còn cảnh núi rừng âm u tĩnh mịch. Màu xanh của cao su phủ đầy những cánh rừng. Đêm về, điện sáng lung linh trong từng nếp nhà. Những bước chân âm thầm của những người bạn trẻ từng đêm, từng đêm tỏa về các buôn, làng dân tộc xa xôi bên rừng Tây Nguyên đại ngàn. Họ đến với bà con bằng tình yêu, bằng tấm lòng nhân ái và từ đó tình yêu đôi lứa nảy nở như những bông hoa phượng rực đỏ giữa mùa hè.

Truyện ngắn: VÕ TRẦN PHÚ (baolamdong)

 

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.