Hoài niệm tháng Bảy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lại một tháng Bảy nữa về rồi. Bạn nhắn tin bảo rằng “Đi qua những ngày dằng dặc nắng, ta lại chờ mong những ngày mưa bất chợt cho dịu mát tâm hồn. Trầm mình những ngày mưa, lại mong ước ngày nắng để hong khô những nỗi niềm...”. Cũng đúng nhỉ! Cái tiết trời của tháng Bảy cứ nắng mưa bất chợt, dùng dằng giữa cuối hạ - chớm thu. Chợt nhận ra bản thân mình đã trải qua hơn ba chục mùa tháng Bảy, lòng thật nhiều nỗi niềm mỗi khi nghĩ về tháng mà gợi nhiều nỗi nhớ nhất.

 Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


 Bức tranh tháng Bảy cứ hiện lên mồn một như một thước phim nhiều ký ức. Là bình yên với những buổi chiều quê thong dong trên con đường làng quanh co, lồi lõm. Nắng tháng Bảy như ai nung ai nấu vậy mà đám trẻ mục đồng vẫn chạy lon ton trên cánh đồng quê nứt nẻ. Làm tóc tôi khét cháy hoe vàng, vậy mà bà ngoại cứ hít hà cháu của bà thơm quá. Là những trưa đi bắt chuồn chuồn. Dẫu đã nhón đôi chân trần rất khẽ, đã nín thở đưa tay ra rất đỗi nhẹ nhàng thế mà chú chuồn chuồn vẫn bay đi mất. Bây giờ ngồi nghĩ lại lắm lúc cứ tiếc nuối về một cánh chuồn thuở ấy.
 
Tháng Bảy, những ngày dài lê thê ngập lặn trong nỗi nhớ. Nhớ lắm những ngày mẹ quảy quang gánh nặng trên đôi vai gầy cho kịp phiên chợ làng. Một bên là rau lang, rau muống thêm vài quả mướp, quả cau... một bên là con ngồi cuộn tròn trong lòng thúng, véo von đủ câu chuyện. Có lúc “tám” với mẹ hào hứng quá mà nhún nhảy, khiến bước chân mẹ lại loạng choạng, liêu xiêu. Mẹ oằn vai gánh cả một bầu trời tuổi thơ cho con khôn lớn.
 
Những ngày đầu tháng Bảy các em tôi đang căng thẳng cho mùa thi lớn trong đời. Nắng tháng Bảy theo em vào tận phòng thi, mồ hôi ủ hơi vào con chữ, gánh gồng tất thảy yêu thương nhọc nhằn của cha mẹ. Chỉ mong các em học hành tiến tới làm người có ích cho xã hội, cống hiến cho đất nước.
 
Tháng Bảy, có một ngày mà ai cũng sẽ rất nhớ, Ngày Thương binh, liệt sĩ. Ấy là ngày mà mỗi người con nước Nam lại thổn thức một nỗi biết ơn vô ngần. Quá khứ vẫn vẹn nguyên ùa về mỗi độ tháng Bảy, giữa không khí trầm lắng miên man. Tháng Bảy về, tự nhắc nhở mình không được quên ký ức hào hùng trong từng câu chuyện thăng trầm của ông cha. Thế hệ trẻ chúng tôi, mặc dù được sinh ra trong thời bình nhưng lời dạy của mẹ cha, thầy cô từ nhỏ nên đã khắc sâu công ơn các bậc ông cha đã ngã xuống vì dân tộc. Ông tôi cầm những kỷ vật trên tay mắt nhòe đi vì thương nhớ đồng đội. Ông vẫn luôn dạy con cháu rằng phải trân quý hiện tại, sống phấn đấu vì tương lai. Tháng Bảy cùng ông đã giúp tôi - thế hệ trẻ sau này soi lại bản thân, sống sao cho thật tử tế, xứng đáng thế hệ cha ông đã anh dũng ngã xuống.
 
Tháng Bảy. Vẫn còn đó là nỗi nhớ thao thiết về mùa tình nguyện năm xưa. Những cuộc hành trình in dấu chân của tôi và bạn. Xin khép lại những dòng hoài niệm về tháng Bảy mến thương. Để sau này nhớ lại lòng ta sẽ thật nhẹ nhàng, an yên. Đi qua những ngày tháng Bảy bình yên, nhớ quá đỗi những ngày xưa yêu dấu.

Theo THIÊN KIM (LĐ online)

 

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...