Những “hiệp sĩ” hiến máu tình nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Không chỉ tham gia hiến máu cứu người, nhiều bạn trẻ ở Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai đã trở thành tuyên truyền viên tích cực vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN) cũng như hoạt động vì cuộc sống cộng đồng.

1. Anh Võ Hoàng Phụng-nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT-Chi nhánh phường Diên Hồng (TP. Pleiku) đã có hơn 20 lần tham gia HMTN, trở thành nhân vật truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ. Anh Phụng kể: Năm 2014, anh là sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai). Trong một lần đi qua tấm biển kêu gọi sinh viên HMTN trong trường, anh đã đăng ký tham gia. Cũng bởi, trước đó, anh đã nghe qua báo đài nói về ý nghĩa nhân văn của phong trào hiến máu nhân đạo.

Niềm vui của anh Võ Hoàng Phụng khi tham gia hiến máu khẩn cấp tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai (ảnh nhân vật cung cấp).

Niềm vui của anh Võ Hoàng Phụng khi tham gia hiến máu khẩn cấp tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai (ảnh nhân vật cung cấp).

Sau khi tham gia HMTN, anh Phụng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được việc ý nghĩa, góp phần giúp đỡ các bệnh nhân đang bị thiếu máu. Từ đó, năm nào anh cũng tham gia, khoảng 4 lần trở lên. Không chỉ trực tiếp hiến máu khẩn cấp tại các bệnh viện, từ khi là thành viên Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai (năm 2018), anh Phụng còn là một tuyên truyền viên tích cực của phong trào HMTN. Anh đã vận động được nhiều người thân, bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng tham gia HMTN. Có lần, lúc 21 giờ, nhận được thông báo của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai kêu gọi nhóm máu B cấp cứu cho 1 bệnh nhân ở Chư Prông bị xuất huyết dạ dày, anh lập tức đến bệnh viện, mặc cho trời mưa gió.

“Đang đi thì xe bị thủng lốp, mình mượn xe người bạn, đi được nửa đường thì hết xăng, đành dắt bộ. Khi hiến máu xong, người nhà bệnh nhân rối rít cảm ơn, mình như quên hết mệt nhọc. Mình sẽ còn hiến máu tiếp khi còn có thể”-anh Phụng tâm sự.

2. Chị Trần Hà Mỹ Nữ (xã Song An, thị xã An Khê) trở thành “hiệp sĩ” hiến máu, giúp được nhiều người bệnh qua cơn nguy hiểm. Chị đến với phong trào HMTN khi còn là sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh-Phân hiệu Gia Lai. Ở tuổi 23, chị Nữ đã có 25 lần hiến máu (17 lần HMTN và 8 lần hiến máu khẩn cấp tại các bệnh viện).

Chị Nữ kể: “Lần đầu tiên tham gia HMTN do Hội Chữ thập đỏ phát động, khi ấy mình cũng thấy có phần lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng được các bác sĩ tư vấn nên yên tâm hơn. Sau lần hiến máu đầu tiên, mình thấy sức khỏe rất tốt, vì thế tiếp tục hiến máu nhiều lần nữa. Mỗi lần hiến máu, mình còn cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn vì đã làm được một việc có ý nghĩa cho xã hội. Cũng nhờ tham gia các hoạt động tình nguyện, mình đã tìm được “nửa kia” của cuộc đời. Anh ấy cũng tích cực tham gia phong trào HMTN. Cả hai đã tìm thấy ở nhau nhiều điểm chung, tình bạn, tình yêu, sự đồng cảm và tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống”.

3. Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Ngô Thị Loan (trú tại tổ 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) chia sẻ: Năm 20 tuổi, chị tham gia hiến máu lần đầu. Ngày 22-2-2009, chị tình cờ biết được thông tin cần hỗ trợ máu cho ca cấp cứu khẩn cấp qua Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai. Chị đã không ngần ngại, một mình chạy xe máy gần 20 km đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để hiến máu cứu người. Từ đó, tên chị có trong danh sách thành viên nòng cốt của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai, mỗi năm 3-4 lần tham gia hiến máu.

“Nhóm máu của tôi có thể cho tất cả người có nhóm máu khác. Vậy nên, khi có người cấp cứu cần máu là tôi lại đi. Với tôi, cứu người là trên hết”-chị Loan bày tỏ.

Chị Ngô Thị Loan (bìa phải) tham gia tình nguyện tại Chương trình “Hành trình đỏ-Giọt hồng cao nguyên” (ảnh nhân vật cung cấp).

Chị Ngô Thị Loan (bìa phải) tham gia tình nguyện tại Chương trình “Hành trình đỏ-Giọt hồng cao nguyên” (ảnh nhân vật cung cấp).

Không chỉ nhiều lần tham gia HMTN, chị Loan còn là tình nguyện viên tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu và các hoạt động xã hội. Ngày 14-5 vừa qua, chị Loan trực tiếp vận động trao tặng 16 suất quà (trị giá 400 ngàn đồng/suất) cho 10 em học sinh nghèo và 6 hộ gia đình nghèo, tặng 7 triệu đồng tiền mặt cho 1 người khuyết tật bẩm sinh trên đảo Ba Chơn (xã Ia O, huyện Ia Grai).

Anh Trần Vũ-Chủ nhiệm Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: “Các anh chị: Võ Hoàng Phụng, Trần Hà Mỹ Nữ, Ngô Thị Loan là những cá nhân điển hình của Câu lạc bộ. 3 anh chị không chỉ là thành viên nòng cốt trong phong trào HMTN cứu người, gương mẫu trong các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo mà còn lan tỏa những hành động đẹp, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ noi theo”.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.