Những điều nên - không nên làm trước và sau khi tiêm vắc xin mũi 3?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia khuyên không nên đợi một loại vắc xin Covid-19 nào đó, mà hãy tiêm vắc xin ngay khi có sẵn.
Thực hiện theo một số bước trước, trong và sau khi chủng ngừa để đảm bảo việc tiêm vắc xin mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sau đây một số chuyên gia y tế đưa ra những chỉ dẫn về những gì nên và không nên làm trước, trong và sau khi tiêm vắc xin, theo verywellhealth.
Trước khi tiêm vắc xin
Nếu được, nên tiêm vắc xin vào cuối ngày hoặc thời điểm có thời gian nghỉ ngơi, theo Healthline.
Một số điều cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin, gồm:

Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Shutterstock
1. Đừng dùng thuốc giảm đau
Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Những loại thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin, theo verywellhealth.
Chúng ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch phản ứng với virus.
Các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ là hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.
Tiến sĩ Kathryn A. Boling, chuyên gia y học gia đình tại Trung tâm Y tế Mercy (Mỹ), cho biết thuốc giảm đau kháng viêm sẽ làm chậm quá trình này.
2. Tránh dùng thuốc có steroid
Tiến sĩ Boling cho biết, nên tránh dùng steroid 1 tuần trước khi tiêm phòng hoặc ngay sau khi tiêm vì steroid ức chế tình trạng viêm nhiễm rất nhiều.
Vì steroid (còn gọi là cortisone hoặc corticosteroid) có tác dụng giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể cản trở khả năng cơ thể tạo ra phản ứng tốt với vắc xin.
Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19: những điều cần biết
3. Giữ đủ nước
Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể giúp kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin gây ra.
Tiến sĩ Boling cho biết, nếu bị mất nước, bạn có thể bị chóng mặt và táo bón, điều này có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ khi tiêm vắc xin, theo verywellhealth.
4. Nên tiêm ở tay không thuận
Chuyên gia khuyên nên tiêm ở cánh tay không thuận vì nếu có tác dụng phụ đau cánh tay, sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày.
Nếu cảm thấy khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau. Chỉ cần không uống trước khi tiêm.

Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau như Tylenol hoặc ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Shutterstock
Sau khi tiêm
1. Biết trước về các tác dụng phụ
Tốt nhất nên tìm hiểu để biết trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra, để nhận biết điều bất thường. Ghi lại các tác dụng phụ của bạn
2. Không uống rượu
Tiến sĩ Boling nói, không nên uống rượu vào ngày tiêm phòng vì rượu có thể làm giảm khả năng hình thành khả năng miễn dịch của bạn đối với virus.
Có thể việc uống nhiều rượu kết hợp với tiêm chủng có thể góp phần vào sự phát triển của biến chứng gây cục máu đông hiếm gặp, theo Healthline.
3. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần
Tác dụng phụ của vắc xin chỉ là tạm thời, không cần phải làm bất cứ điều gì trừ khi đặc biệt khó chịu.
Có thể dùng Tylenol (acetaminophen) hoặc ibuprofen để giảm đau ở cánh tay. Cũng có thể chườm đá, theo verywellhealth.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.