Những bông hoa “nghìn việc tốt”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ghi nhớ lời dạy của Bác “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, các em thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có những hành động, nghĩa cử đẹp. Những câu chuyện xúc động của các em tiếp nối phong trào “Nghìn việc tốt” do Hội đồng Đội Trung ương triển khai, góp phần hình thành lối sống đẹp ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

“Dũng sĩ nghìn việc tốt”

Gặp “Dũng sĩ nghìn việc tốt” Hà Thị Mỹ Dung (lớp 8B, Trường THCS Nguyễn Du, xã Xuân An, thị xã An Khê), chúng tôi thật sự ấn tượng bởi sự lễ phép, tác phong nhanh nhẹn. Vinh dự đại diện cho thiếu nhi Gia Lai dự lễ tuyên dương “Dũng sĩ nghìn việc tốt” vào cuối tháng 3-2023, Dung không giấu được niềm tự hào. “Em rất vui khi được nhận danh hiệu “Dũng sĩ nghìn việc tốt”. Chuyến đi vừa rồi giúp em có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và biết về những việc tốt của các bạn trong cả nước”-Dung bày tỏ.

Việc làm của Dung không hề xa lạ đối với giáo viên và học sinh Trường THCS Nguyễn Du. Thương bạn Hà Mỹ Kiều bị khuyết tật, đều đặn mỗi ngày, Dung đứng đợi ở cổng trường, rồi cầm ba lô và dìu bạn vào lớp học. Khi tan học, em lại dìu bạn ra cổng, đợi mẹ Kiều tới đón rồi mới về nhà.

Nhiều năm liền là học sinh giỏi, Dung tìm cách giúp đỡ Kiều và các bạn trong lớp vươn lên trong học tập. Chia sẻ về việc làm của mình, Dung cho biết: “Dù khuyết tật nhưng bạn Kiều vẫn nỗ lực, khắc phục khó khăn để đến lớp. Em thấy được trách nhiệm của mình và rất vui khi được giúp đỡ bạn”. Nói về người bạn thân đã giúp đỡ mình trong những năm qua, Kiều tâm sự: “Em rất vui vì được học cùng lớp với bạn Dung. Bạn giúp đỡ em trong học tập cũng như các hoạt động ở trường. Em rất trân quý tình bạn đẹp này”.

Em Vũ Hoàng Nam (bìa trái, lớp 4.2, Trường Tiểu học Chu Văn An, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) tranh thủ giờ ra chơi chia sẻ phương pháp học môn Toán với bạn cùng lớp. Ảnh: Minh Nhật

Em Vũ Hoàng Nam (bìa trái, lớp 4.2, Trường Tiểu học Chu Văn An, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) tranh thủ giờ ra chơi chia sẻ phương pháp học môn Toán với bạn cùng lớp. Ảnh: Minh Nhật

Em Vũ Hoàng Nam (lớp 4.2, Trường Tiểu học Chu Văn An, phường Tây Sơn, TP. Pleiku) cũng được nhận danh hiệu “Dũng sĩ nghìn việc tốt” cấp Trung ương. Là lớp trưởng, Nam được mọi người yêu mến qua các hoạt động chia sẻ tiền tiết kiệm của mình để “Nuôi heo đất” giúp đỡ bạn nghèo do Liên Đội phát động. Số tiền tuy không nhiều nhưng đã thể hiện được tình cảm, ý thức trách nhiệm của Nam với bạn cùng lớp. Nam còn được các bạn biết đến với hành động nhặt được 1 sợi dây chuyền và đem nộp cho giáo viên Tổng phụ trách Đội để trả lại cho người đánh rơi.

Không chỉ nhiệt tình, năng nổ trong mọi hoạt động của chi đội, Nam còn có bề dày thành tích trong học tập. 4 năm liền em đều là học sinh giỏi, đạt huy chương vàng cuộc thi Olympic Toán quốc tế Thái Lan TIMO, huy chương đồng kỳ thi Olympic thách thức toán học quốc tế Singapore… Nam luôn sẵn sàng chia sẻ bí quyết giúp các bạn cùng lớp vươn lên trong học tập. Nam chia sẻ: “Những việc làm này đều nằm trong khả năng của em. Em thấy mình có trách nhiệm để các bạn có cuộc sống và thành tích học tập tốt hơn”.

Cô Lê Thị Thành-giáo viên chủ nhiệm lớp 4.2 (Trường Tiểu học Chu Văn An) cho hay: Em Vũ Hoàng Nam là học sinh xuất sắc trong học tập cũng như rèn luyện. Những việc làm của Nam được nhà trường và lớp tuyên dương để truyền cảm hứng đến các học sinh trong trường, giúp các em viết tiếp những câu chuyện đẹp hưởng ứng phong trào “Nghìn việc tốt”.

Trong danh sách 4 học sinh được nhận danh hiệu “Dũng sĩ nghìn việc tốt” do Hội đồng Đội Trung ương trao tặng còn có em Đinh Thị Khúc (dân tộc Bahnar, lớp 4, Trường Tiểu học Chu Văn An, thị trấn Kông Chro) với hành động nhặt được máy tính xách tay và điện thoại đã liên hệ trả lại cho người đánh rơi; em Vương Thị Hồng Hà (dân tộc Nùng, lớp 9A, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Chư Prông) với thành tích học tập nổi bật, tham gia tích cực mô hình “Nuôi heo đất” để giúp đỡ các học sinh khó khăn của trường.

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Những năm qua, phong trào thi đua “Nghìn việc tốt” được các liên đội trong tỉnh triển khai bằng những việc làm cụ thể như: “Nuôi heo đất giúp bạn nghèo”, “Kế hoạch nhỏ”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi”, “Hũ gạo tình thương”… Các mô hình, hoạt động được triển khai thường xuyên đã tạo không khí thi đua sôi nổi trong lứa tuổi thiếu niên.

Theo thứ tự từ trái qua: em Vương Thị Hồng Hà, em Vũ Hoàng Nam, cô Nguyễn Thị Thương, em Đinh Thị Khúc, em Hà Thị Mỹ Dung tham gia lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Nguyễn Thương

Theo thứ tự từ trái qua: em Vương Thị Hồng Hà, em Vũ Hoàng Nam, cô Nguyễn Thị Thương, em Đinh Thị Khúc, em Hà Thị Mỹ Dung tham gia lễ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Nguyễn Thương

Anh Đỗ Duy Nam-Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh: Danh hiệu “Dũng sĩ nghìn việc tốt” là phần thưởng cao quý của Hội đồng Đội Trung ương trao tặng các đội viên, thiếu nhi có nhiều đóng góp trong phong trào “Nghìn việc tốt”. Từ phong trào này, các em hiểu rằng việc tốt là tất cả những việc có ích trong cuộc sống hàng ngày. Những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, giúp các em hình thành ý thức, thói quen tích cực để phát triển toàn diện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Triển khai phong trào thi đua “Nghìn việc tốt”, Liên Đội Trường Tiểu học Chu Văn An (thị trấn Kông Chro) chỉ đạo các chi đội thực hiện mô hình “Nuôi heo đất”, “Kế hoạch nhỏ”… Từ số tiền gây quỹ, mỗi năm, Liên Đội dành tặng quà cho hàng chục thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

Cô Nguyễn Thị Thương-giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Chu Văn An-chia sẻ: Các hoạt động hưởng ứng phong trào thi đua “Nghìn việc tốt” do Liên Đội phát động luôn nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các em thiếu nhi. Những việc làm tuy rất nhỏ nhưng đã giúp các em học cách chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Liên Đội cũng thường xuyên tuyên dương những tấm gương làm việc tốt, vừa để khích lệ các em vừa tạo sự lan tỏa rộng rãi trong đội viên, thiếu nhi toàn trường.

Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, phong trào “Kế hoạch nhỏ” cũng được triển khai với nội dung, hình thức đa dạng, giáo dục đội viên, thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tinh thần sẻ chia với bạn bè. Tiêu biểu như trong học kỳ I năm học 2022-2023, các liên đội của huyện Chư Prông đã thu được gần 800 kg giấy vụn, 6.000 vỏ lon, chai nhựa các loại; các liên đội ở huyện Ia Pa thu được gần 3 tấn giấy vụn, vỏ lon bia… gây quỹ giúp trẻ em nghèo.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.