Nhóm bạn trẻ sáng chế hệ thống báo động không dây tại các khu dân cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hệ thống báo động không dây cảnh báo tại các khu dân cư do các bạn trẻ ở Quận đoàn 10 (TP.HCM) sáng chế đã phần nào góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.
Hệ thống báo động không dây nặng khoảng 5 kg. Cấu tạo hệ thống là tổ hợp gồm mạch điện tử thu phát tín hiệu sóng điện thoại 4G, đèn cảnh báo, loa cảnh báo, tất cả được đặt cố định tại một vị trí trong tuyến hẻm hoặc khu dân cư.
“Các mạch điện tử và đèn cảnh báo được chúng tôi tích hợp trong chiếc hộp, được kết nối với loa thông qua dây dẫn. Hệ thống sẽ sử dụng bằng điện”, Trương Hữu Phước (23 tuổi), chuyên viên Quận đoàn 10, chia sẻ.

Các bạn trẻ Quận đoàn 10 trao tặng hệ thống báo động không dây cho P.15, Q.10. Ảnh: Tấn Đạt
Các bạn trẻ Quận đoàn 10 trao tặng hệ thống báo động không dây cho P.15, Q.10. Ảnh: Tấn Đạt
Phước cho biết hệ thống có phương thức hoạt động cũng tương đối đơn giản, theo đó mỗi hộ dân sẽ được cấp số điện thoại tổng đài (1900636155) của hệ thống cảnh báo. Người dân sẽ chủ động liên lạc khi xảy ra trường hợp khẩn cấp như có trộm cắp, hỏa hoạn… bằng cách gọi vào số của hệ thống cảnh báo. Khi được kích hoạt, hệ thống sẽ liên kết với chiếc loa phát âm thanh, đèn cảnh báo để đánh động đối tượng xấu, cũng như cảnh báo cho người dân xung quanh.
“Hệ thống sẽ cài đặt tích hợp số điện thoại của người dân (khoảng 20 số) tại mỗi khu dân cư. Và chỉ những số điện thoại được cài đặt mới có thể liên hệ lên tổng đài báo trộm, báo cháy để tránh trường hợp thông tin giả. Khi có thông tin gọi đến tổng đài, ngoài việc kích hoạt hệ thống báo động, nó sẽ tự động gọi điện đến lực lượng công an, lực lượng phòng cháy gần nhất để hỗ trợ. Hệ thống cũng có thể gọi đến lãnh đạo khu phố, phường... tùy mình cài đặt số”, Phước giải thích.
“Tất cả những số điện thoại cài đặt trong hệ thống sẽ được chúng tôi chọn như cô, chú lãnh đạo hoặc người dân đang có trách nhiệm quản lý khu vực… Để tắt hệ thống, người dân chỉ cần dừng cuộc gọi”, chuyên viên 23 tuổi cho biết thêm.
Để minh chứng cho chúng tôi về hiệu quả của hệ thống này, Phước thực hiện một cuộc gọi điện thoại vào số 1900636155 của hệ thống báo động không dây được đặt tại trụ sở khu phố 2 (P.15, Q.10) kèm theo lời nói “Khu phố 2 đang xảy ra cháy”, ngay lập tức chiếc loa lớn phát ra âm thanh (tiếng cảnh báo), vang vọng trong bán kính hơn 700 m. Đồng thời, chiếc điện thoại của ông Cao Thái Hòa (Trưởng khu phố 2) cũng đổ chuông liên hồi và cũng nghe thấy lời “kêu cứu” của Phước khi ông Hòa chấp nhận cuộc gọi.
Trong tương lai, Quận đoàn 10 sẽ phát triển và triển khai hệ thống báo động không dây tại 14 phường, và nhân rộng đến các cơ sở khác như bệnh viện, trường học.
Ông Cao Thái Hòa bày tỏ: “Nghe các bạn trẻ bên Quận đoàn 10 chế tạo thành công hệ thống này, chúng tôi rất vui mừng. Các bạn trẻ đã ứng dụng tốt sản phẩm công nghệ sáng tạo vào thực tiễn công tác phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn Q.10. Qua đó góp phần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng kiến thức cho đoàn viên, thanh niên trong việc phòng, chống tội phạm… và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Theo Tấn Đạt (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.