Nhờ mô hình thuốc lá không khói thuốc, tỷ lệ phơi nhiễm giảm 3-13%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc triển khai môi trường không khói thuốc vẫn có những bất cập như thực hiện không đồng đều ở các khu vực. Khối cơ sở giáo dục-y tế làm tốt, trong khi các cơ sở như bến tàu, nhà hàng... chưa tốt.
 
Mô hình nhà hàng-khách sạn không khói thuốc được triển khai liên tục trong nhiều năm qua. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Mô hình nhà hàng-khách sạn không khói thuốc được triển khai liên tục trong nhiều năm qua. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
“Qua 5 năm triển khai chương trình môi trường không khói thuốc lá, tại nhiều tỉnh đã đạt được kết quả tốt. Nhiều điểm sáng của các tỉnh, chỉ số về vấn đề hút thuốc lá ở công cộng có tín hiệu tích cực, tỷ lệ phơi nhiễm khói thuốc lá ở gia đình, công cộng giảm từ 3-13%."
Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo "Thực trạng triển khai môi trường không khói thuốc lá và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát" diễn ra ngày 2/10 tại Hà Nội.
Những tín hiệu tích cực của chương trình 
Bà Trần Thị Trang, đây là đầu tiên hội thảo về mô hình không khói thuốc có sự tham gia của ban kiểm soát Qũy phòng chống tác hại của thuốc lá.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế đánh giá, kể từ khi Luật phòng chống tác hại của thuốc lá được ban hành vào năm 2012, công tác này đã có sự hỗ trợ về nguồn lực tài chính và kỹ thuật. Sau hơn 5 năm hoạt động, Qũy phòng chống tác hại của thuốc lá đã cung cấp nguồn lực vững chắc và dồi dào cho các địa phương. Đây là một điểm sáng trong chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá thời gian qua.
Việc thực thi môi trường không khói thuốc được đẩy mạnh triển khai ở nhiều địa phương góp phần bảo vệ người không hút thuốc có môi trường trong lành.
Một trong những địa phương triển khai tốt chương trình này là Hà Nội với quận Hoàn Kiếm đang thực hiện thí điểm. 
Bà Phạm Thị Thanh Nhàn - Trưởng phòng y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết tại quận này, công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến mô hình nhà hàng-khách sạn không khói thuốc được triển khai liên tục trong 5 năm qua.
Quận đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành y tế-kinh tế-công an-quản lý thị trường-thú y. Trong vòng ba năm qua, các đoàn liên ngành tại quận Hoàn Kiếm đã xử lý các vi phạm liên quan tới thuốc lá với tổng số tiền gần 900 triệu đồng.
 
Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Bà Nhàn cho hay, Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, với gần 190 di tích lịch sử, văn hoá cách mạnh và các công trình kiến trúc văn hoá có giá trị. Có hơn 3.000 các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 254 nhà hàng lớn và khách sạn từ 3 sao trở lên.
Năm 2017, đoàn liên ngành đã kiểm tra 145 nhà hàng/khách sạn, xử phạt 9 cơ sở với tổng số tiền là 66 triệu đồng. Năm 2018, đoàn đã kiểm tra 149 nhà hàng/khách sạn, xử phạt 27 cơ sở với tổng số tiền là 193,5 triệu đồng. Năm 2019, đoàn đã kiểm tra 85 nhà hàng/khách sạn, xử phạt 4 cơ sở với tổng số tiền là 32 triệu đồng.
Trong công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2015-2020, Ban chỉ đạo 389 quận Hoàn Kiếm kiểm tra phát hiện 92 vụ vi phạm trong kinh doanh thuốc lá, shisha, 1 vụ khởi tố, phát 525,5 triệu đồng, tịch thu các sản phẩm thuốc lá, shisha nhập lậu và đã xử lý 10 vụ kinh doanh shisha trái phép.
Bà Nhàn cũng cho biết, trong năm 2020, công tác thanh kiểm tra chững lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khi có tới 80% cơ sở khách sạn lưu trú đóng cửa, 50% cơ sở ăn uống đóng cửa.
Theo bà Trần Thị Trang, trong giai đoạn từ năm 2018, 2019 Ban Kiểm soát tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng của các đơn vị nhận hỗ trợ kinh phí của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lại tại 16 tỉnh thành phố gồm: Nam Định, Bình Định, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hoà Bình, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Thái Bình, Bắc Giang.
Kết quả kiểm tra thực hiện môi trường không khói thuốc tại một số tỉnh thành phố cho thấy: Khối cơ sở y tế đoàn đi thực địa được 53 điểm trong đó có 25 cơ sở đạt rất tốt và tốt (chiếm 47%), 28 cơ sở đạt khá và trung bình (chiếm 57%); Khối trường trung học cơ sở/trung học phổ thông: có 4/6 trường thực hiện rất tốt và tốt về thực hiện môi trường không khói thuốc lá, 2 trường đạt khá. Khối khách sạn, nhà hàng, quán cafe: có 3/8 khách sạn đạt tốt, 5 khách sạn đạt khá, 2/4 nhà hàng quán càphê tốt và rất tốt, 2 nhà hàng đạt khá…
Nỗi lo cũ chưa qua, nỗi lo mới đã tới
Theo bà Trần Thị Trang, việc thực thi môi trường không khói thuốc lá tuy có nhiều tích cực nhưng vẫn còn những bất cập như việc triển khai không đồng đều ở các khu vực. Khối cơ sở giáo dục y tế làm tốt, trong khi đó tại các cơ sở như bến tàu xe, nhà hàng khách sạn chưa tốt… 
Bên cạnh đó, việc triển khai thực thi môi trường không khói thuốc ở nhiều nơi còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn kinh phí cửa Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cung cấp, nơi nào có kinh phí từ quỹ đầy đủ thì được thực hiện tốt, nơi không nhận dược sự hỗ trợ của quỹ phong trào vẫn chưa được đẩy mạnh.
Bà Trang cũng lưu ý thêm, hiện nay, có thêm một gánh nặng nữa trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá mới đó là tình trạng thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng) được sử dụng trong giới trẻ và người sử dụng thuốc lá.
 
Biểu đồ về công tác thanh kiểm tra các nhà hàng/khách sạn tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Biểu đồ về công tác thanh kiểm tra các nhà hàng/khách sạn tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2015 chỉ có 0,2% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thì đến năm 2020, riêng lứa tuổi 13-17 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử đã chiếm 2,6%.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá thế hệ mới ở các thành phố lớn còn cao hơn nhiều, đây chính là một thách thức.
Bà Trang phân tích, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đều rất có hại đến sức khỏe và tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế, xã hội. Khi sử dụng đều có sự đốt nóng và có khói, hơi tỏa ra môi trường gây tác hại cho người xung quanh do hút thuốc lá thụ động.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện môi trường không khói thuốc lá, tại hội thảo các đại biểu đã đề xuất và kiến nghị cần có sự tăng cường phối hợp liên ngành để triển khai công tác kiểm tra, giám sát.
Bên cạnh đó, cần có quy định bắt buộc cơ quan lãnh đạo ngành dọc có văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị cấp dưới thuộc quyền quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện hằng năm…
Thùy Giang (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.