Nhiều tồn tại kéo dài ở dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công trình đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi được đưa vào khai thác từ ngày 2.9.2018. Thế nhưng, đến nay 6/7 tuyến đường huyện và đường xã trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà nhà thầu mượn làm đường công vụ vận chuyển vật liệu thi công dự án vẫn trây ỳ, không chịu hoàn trả.

Nút giao đường Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với KKT Dung Quất sau 300 ngày chờ lún đã bị “bỏ quên” hơn 2 năm qua. Ảnh: B.M
Nút giao đường Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với KKT Dung Quất sau 300 ngày chờ lún đã bị “bỏ quên” hơn 2 năm qua. Ảnh: B.M


Nhà thầu trây ỳ, chủ đầu tư “ngó lơ”

Trong khi đó, vòng xoay nút giao kết nối đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với Khu kinh tế Dung Quất sau 3 năm… chờ lún đến nay hoang tàn và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy công trình đang trong giai đoạn thi công.

Trước khi dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản báo cáo Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, UBND tỉnh này và các cơ quan liên quan kiến nghị Tổng Công ty đầu tư phát triển đường Cao tốc Việt Nam (VEC) và Bộ GTVT về việc hoàn trả các tuyến đường dân sinh và đường huyện mà nhà thầu là Công ty Công trình giao thông tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) ký cam kết mượn đường vận chuyển vật liệu thi công dự án.

Dù đã “đón lõng” từ khi công trình chưa đưa vào sử dụng, nhưng nhiều năm qua UBND huyện Bình Sơn “kêu” không thấu khi nhà thầu im lặng và không có động thái hoàn trả đường như cam kết. Hình ảnh những con đường bêtông nông thôn, đường nhựa được đầu tư xây dựng trước đó giờ nát bươm. Mùa nắng, bụi bay mù mịt, mùa mưa là những “cái ao” bì bõm nước.

Theo Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Võ Văn Đồng, đến đầu năm 2022, huyện đã có ít nhất 30 văn bản các loại gửi VEC và cơ quan chức năng đề nghị hoàn trả các tuyến đường. Tuy nhiên, đến nay, việc này vẫn không có chuyển biến.

Đường sá hư hỏng, tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra nên người dân rất bức xúc. Trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần, huyện đã trích kinh phí từ ngân sách khắc phục tạm thời một số điểm hư hỏng nặng để bà con đi lại.

Cùng với UBND huyện Bình Sơn, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, đơn vị thực hiện công tác bồi thường, GPMB dự án cũng “gặp vướng” dù đã có hàng chục văn bản tham mưu UBND tỉnh có ý kiến với Bộ GTVT và VEC yêu cầu chỉ đạo nhà thầu hoàn trả đường dân sinh. Nhưng đến giờ, VEC và Bộ GTVT vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Tại văn bản số 1911 của Bộ GTVT trả lời Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi thừa nhận: Giữa nhà thầu và chính quyền địa phương thỏa thuận, thống nhất việc “cho mượn” 4 tuyến đường huyện và 3 tuyến đường xã vụ phục vụ thi công dự án. Đến nay, nhà thầu thi công sửa chữa hoàn trả 1 tuyến đường, nhưng vẫn chưa hoàn thành. Đối với 6 tuyến đường còn lại, nhà thầu chưa thi công sửa chữa như cam kết.

“Nguyên nhân chậm trễ hoàn trả đường là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lãnh đạo nhà thầu gói thầu A3 (quốc tịch Trung Quốc) chưa được nhập cảnh vào Việt Nam để chỉ đạo thi công hoàn trả đường.

Trường hợp nhà thầu gói thầu A3 cố tình không thực hiện hoặc chậm trễ công tác sửa chữa hoàn trả các tuyến đường địa phương nêu trên, VEC có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu khác thực hiện bằng nguồn kinh phí bảo hành công trình của nhà thầu.

Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu VEC chỉ đạo nhà thầu gói thầu A3 khẩn trương triển khai công tác sửa chữa hoàn trả các tuyến đường”, văn bản nêu.

Nút giao chờ lún… trong vô vọng

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó, tại một số đoạn qua các xã như Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh), Bình Trung (huyện Bình Sơn), hệ thống lưới rào chắn ngăn động vật, gia súc đi vào cao tốc gây mất an toàn giao thông vẫn chưa được lắp đặt hoàn chỉnh. Trên tuyến thường xuyên xuất hiện chó, mèo và các vật nuôi khác “dạo chơi”. Tại một số vị trí, người dân tự ý tháo rào chắn để đi vào bên trong hành lang đường canh tác hoa màu, trồng cỏ, thậm chí còn xây dựng một số công trình tạm… nhưng cơ quan quản lý không có biện pháp xử lý.

Trong khi đó, tại vòng xoay nút giao đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi với đường Trì Bình-Dung Quất dẫn về Khu kinh tế Dung Quất (nhánh nút giao C1) từ nhiều năm qua trở nên hoang tàn.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cho rằng, nút giao cao tốc chưa hoàn thành gây bất tiện, mất thời gian và phát sinh các chi phí không cần thiết cho các phương tiện ra vào KKT Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP.


https://laodong.vn/giao-thong/nhieu-ton-tai-keo-dai-o-du-an-cao-toc-da-nang-quang-ngai-1033405.ldo


Theo BÌNH MINH  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.