Nhiều thanh niên Tây Nguyên tình nguyện nhập ngũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Năm nay, nhiều thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng tại các tỉnh Tây Nguyên viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Có người thu nhập ổn định, nhiều năm trước không đủ yêu cầu về sức khỏe đã cố gắng rèn luyện nâng cao thể lực để được nhập ngũ.

Là anh cả trong gia đình 3 anh em, anh Y Thiêng ÊNuôl (SN 2005, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) đã yêu màu xanh áo lính khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, Y Thiêng viết đơn tình nguyện nhập ngũ với mong ước góp phần bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Trước khi viết đơn, Y Thiêng hỏi ý kiến của gia đình và được mọi người hết sức ủng hộ. “Bản thân tôi muốn góp phần vào việc xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Gia đình mong muốn tôi được thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2024 và trở thành một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”, Y Thiêng cho biết.

Là con út trong gia đình có 4 anh chị em, sau khi học xong lớp 9, anh Y Khel Niê ở nhà phụ giúp gia đình công việc nương rẫy. Vào tháng 9/2023, Y Khel đã viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2024.

Bà Trần Thị Lang và hai người con Từ Tấn Ngọc (bìa trái) và Từ Tấn Ngà

Bà Trần Thị Lang và hai người con Từ Tấn Ngọc (bìa trái) và Từ Tấn Ngà

Là 1 trong 10 thanh niên trên địa bàn xã Ea Kuêh tình nguyện viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2024, anh Y Thôn Ayun (SN 2003) cho biết, sau khi học xong cấp II, anh nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ nương rẫy. Do tuổi trẻ bồng bột, anh thường tụ tập bạn bè chơi bời. Sau khi nghe tuyên truyền về môi trường quân ngũ, Y Thôn mong muốn trở thành “Người lính Cụ Hồ”. “Tôi mong muốn vào môi trường quân đội để được học tập, rèn luyện ngày càng trưởng thành. Môi trường quân đội sẽ rất gian khổ, thử thách, kỷ luật, nhưng tôi sẽ quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”, anh Y Thôn bộc bạch.

Năm 2024, chỉ tiêu giao nhận quân tham gia nghĩa vụ tại tỉnh Đắk Nông trên 1.000 công dân. Trong đó, có 900 công dân nhập ngũ vào quân đội, còn lại tham gia nghĩa vụ công an. Theo lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Đắk Nông, hiện nay mọi công tác chuẩn bị cho ngày hội tòng quân đã được các địa phương triển khai nghiêm túc, hiệu quả, chất lượng.

Đợt này, xã Ea Tul có 29 thanh niên trúng nghĩa vụ, trong đó có 11 thanh niên viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Thời gian qua, địa phương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền luật Nghĩa vụ quân sự phù hợp. Nhiều thanh niên đã nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân với Tổ quốc nên viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

Hai anh em cùng nghỉ việc để nhập ngũ

Hai anh em ruột Từ Tấn Ngọc (SN 1997) và Từ Tấn Ngà (SN 2000, ở tổ 7, phường An Bình, thị xã An Khê, Gia Lai) đều đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định, thu nhập 7-8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, cả hai đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

Hai anh em Ngọc và Ngà sinh ra trong gia đình có 3 anh em trai, mẹ làm nông nghiệp, bố công tác trong quân đội. Hai năm trước, Ngọc tốt nghiệp Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), rồi công tác tại Bệnh viện Đa khoa tư nhân Phúc Hưng (Quảng Ngãi). Còn Ngà tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế -Tài chính (thành phố Hồ Chí Minh) năm 2022 và làm việc tại Vietbank - Chi nhánh thành phố Đà Nẵng. Với ước muốn được làm người lính Cụ Hồ, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Ngọc và Ngà đã xin nghỉ việc, viết đơn tình nguyện nhập ngũ và trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2024.

Anh Ngà chia sẻ, từ nhỏ, bản thân đã có ước muốn được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh áo lính. Bởi vậy, khi học xong đại học, anh đi khám tuyển nhưng lần đó sức khỏe chưa tốt nên chưa đạt. Để khắc phục điều này, Ngà đã cố gắng ăn uống, luyện tập thể thao để cải thiện sức khỏe và đạt tiêu chuẩn.

Còn anh Ngọc vui vẻ nói: “Mẹ là người luôn động viên, ủng hộ tôi và em trai thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, nối nghiệp cha. Từ nhỏ tôi là đứa trẻ ốm yếu nên khi tốt nghiệp đại học tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ nhưng không trúng tuyển. May có gia đình động viên, anh em tôi luôn rèn luyện để đạt ước mơ trở thành người lính Cụ Hồ”.

Ông Nguyễn Đức Tất - Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường An Bình cho biết, năm nay thị xã giao cho phường tuyển gọi 11 công dân nhập ngũ. Trong số những thanh niên viết đơn tình nguyện có hai anh em Ngọc và Ngà. Đây là hai anh em ruột cùng đi nghĩa vụ một đợt.

Năm nay, thị xã An Khê có 71 thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự và 17 thanh niên tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân. Trong số đó có 12 người có trình độ cao đẳng, đại học. Trong số các tân binh nhập ngũ có 54 thanh niên viết đơn tình nguyện.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

(GLO)- Chiều 30-9, người nhà của anh Phan Minh Thắng-nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đã đến Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) để gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ giải cứu anh Thắng an toàn.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.