Nhân vật phản diện trong hơamon

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo các tài liệu nghiên cứu, sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian kể về các nhân vật anh hùng với hình tượng nghệ thuật hoành tráng được diễn đạt dưới hình thức thơ ca, xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộc.
Trường ca của Tây Nguyên được coi là những tác phẩm sử thi hoành tráng mà mỗi dân tộc nơi này có cách gọi khác nhau: khan theo cách gọi của người Ê Đê, hri của người Jrai và hơamon của người Bahnar. Đặc điểm trường ca của các dân tộc Tây Nguyên là một loại hình nghệ thuật hát kể độc đáo với một số ít nghệ nhân ở buôn làng có trí nhớ và tài diễn xướng tuyệt vời.
Khi tiếp cận với những anh hùng lỗi lạc trong sử thi Tây Nguyên, chúng ta quen thuộc với các hình tượng nhân vật chính diện được miêu tả hết sức sống động mang vẻ đẹp như thiên thần, có sức vóc dời non lấp bể, có tình thương yêu đồng loại và buôn làng, như: Đăm Săn, Xinh Nhă, Đăm Noi, Đăm Dông, Dyông Dư… Nhưng bên cạnh đó, các sử thi này cũng khắc họa hình tượng nhân vật phản diện hết sức đặc biệt từ hình thức bên ngoài đến vũ khí sử dụng, phép thuật biến hóa và nhiều tài năng khác không kém các nhân vật chính diện. Chính lối miêu tả đi vào chi tiết đối sánh trong các cuộc tranh chấp, sử dụng các mưu chước đấu trí hay trực tiếp chiến đấu với nhau để dẫn đến hồi kết là sự chiến thắng thuộc về lẽ phải, phe thiện và người anh hùng được tụng ca đã tạo nên những nút thắt hấp dẫn, thu hút người xem, người nghe. Tìm hiểu 3 tác phẩm hơamon của dân tộc Bahnar: Bia Brâu, Dyông Dư và Diơ Hao Jrang, thông qua các nhân vật phản diện, chúng ta nhận thấy cấu trúc nội dung cốt truyện có những đặc điểm khác nhau.
Tái hiện không gian hát kể sử thi của người Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc
Tái hiện không gian hát kể sử thi của người Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ở Bia Brâu, chúng ta nhận thấy nhân vật phản diện xuất hiện làm nền của cốt truyện ngay từ đầu với một gia đình thiện lương, tài năng gồm bia Brâu và chồng là Atâu Dung Kang hiền lành cùng 3 người con gái xinh đẹp: Prôt Prông, Tơpông Yang, Tơjrang Kơtơp. Chỉ riêng người con trai Dơhrit là có tính ngang bướng, ương ngạnh. Chính tính tình phóng túng, chơi bời, lêu lổng của đứa con trai này mà dẫn đến cả gia đình ở làng ma đã chuyển hóa từ thiện sang ác, từ những người hiền lành, giỏi giang trở thành kẻ hung dữ đối nghịch với anh hùng, tài năng như: Diông Kuan, Diơtơmông.

Không như trong một số sử thi dân tộc khác, các nhân vật phản diện xuất hiện với tính cách khác biệt và trái ngược với nhân vật anh hùng từ đầu đến cuối. Nhân vật Mtao Mxây (Trường ca Đăm Săn) là một tù trưởng mê sắc dục, cướp vợ người khác, hèn kém, đối nghịch với chàng Đăm Săn, một anh hùng đầy tài năng, bản lĩnh của bộ tộc.
Đối với tác phẩm Dyông Dư lại có kiểu kết cấu nội dung theo trình tự và cái kết có hậu cho cả nhân vật phản diện. Klo Ba là nhân vật từ trên trời xuống đã cướp vợ là bia Yang của Diông Dư, mâu thuẫn xảy ra từ đó. Rồi Klo Ba kéo theo em của mình là cô nàng Mặt Trời có nhiều phép thuật đánh nhau với anh em Diông Dư và Dư Jrai. Cuối cùng, phe nhân vật chính diện đã chiến thắng nhưng không có cảnh máu chảy đầu rơi mà với sự dàn xếp của bia Mơset-cô của Diông Dư và Yă Pôm-chị của bia Mơset, các nhân vật trong phe đối lập trở thành dâu, rể, người một nhà với gia đình người anh hùng Diông Dư. “…Yă Pôm vui sướng. Nữ thần bia Mơset vui sướng. Klo Ba càng vui sướng hơn. Giờ đây niềm vui đã thay nỗi buồn, tiếng cười đã thay tiếng khóc, những trò đùa tinh nghịch đã thay thế tiếng mắng chửi, la nhau. Tất cả mọi người ai cũng đều vui mừng, phấn khởi, những câu chuyện đầm ấm lại rộn rã vang lên…”.
Còn với tác phẩm Diơ Hao Jrang, đối lập với một tập thể anh hùng (anh em họ hàng nhà Diơ, Diông) và con Diông là đăm Ling Ngoa và dăm Rơnung tài năng là những nhân vật phản diện tài năng ngang ngửa gồm: Bok Kiêk Lă Dia Kla Kông và em trai là Atâu Yang Bul: “Bok Kiêk nhảy múa tới đâu, ngọn lửa to như quả núi, cao tận mấy tầng mây từ trong những chiếc khiên ấy phụt ra, đuổi theo thiêu đốt Diơ Tu Krong đến đấy… Diông chém bên phải/Atâu Yang Bul nhảy sang trái/Diông chém bên trái/Atâu Yang Bul lại nhảy sang phải/Diông chém đằng trước/Atâu Yang Bul nhảy lùi sau/Diông chém đằng sau/Atâu Yang Bul vụt ra trước…”. Chính vì thế, họ đã đánh nhau suốt từ đời cha đến đời con, giằng co kéo dài. Nhưng cuối cùng, những người anh hùng của cả hai thế hệ nhà Diông mới chiến thắng, tiêu diệt kẻ thù đầy dũng mãnh.
Với cách cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp cũng như cách sắp xếp các nhân vật phản diện xuất hiện trong những hoàn cảnh cụ thể, đồng thời diễn đạt tâm lý nhân vật phù hợp với từng sự kiện xảy ra đã làm tăng thêm tính hấp dẫn của câu chuyện. Những tình tiết phản ứng bất ngờ hay các hành động lạ thường của các nhân vật phản diện khiến cho câu chuyện thêm kịch tính.
Có thể nói, qua khảo sát những lớp nhân vật phản diện trong các hơamon, chúng ta nhận thấy sự đa dạng trong cấu trúc để câu chuyện diễn biến theo trình tự logic, đồng thời với lối dẫn dắt các nhân vật chính (cả chính diện và phản diện) vào những hoàn cảnh khá điển hình, tạo ra nút thắt mang kịch tính cao, khiến cho tính hấp dẫn của cốt truyện được nâng lên.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.