Nhàn đàm: Nhớ phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Anh nhớ phố phường dã man!”. Câu này, một đồng nghiệp của tôi đã thốt lên qua… tin nhắn trong nhóm. Cũng không ai quá ngạc nhiên.

Với một người quen la cà quán xá, thường xuyên đi công tác, ưa thích các chốn náo nhiệt, thì việc anh phải bó gối “núp” trong nhà cả tháng nay đúng là cực hình.

Một cô bạn khác kêu lên: “Có những lúc thật quái gở, thèm đi làm móng, gội đầu còn hơn bà bầu thèm ăn! Thèm cả món đậu hũ chiên nóng hổi ăn với bún và rau thơm, hoặc ly café cupuccino ở quán quen nữa chứ”!

Những thứ quá đỗi bình thường ấy, trong tâm dịch giã trở thành xa xôi và xa xỉ. Dù đấy là một phần của cuộc sống thường nhật trước đây của mọi người, mà vì dịch giã, nên đã phải chuyển sang tự cung - tự cấp - tự phục vụ các nhu cầu không thiết yếu như này.


Sài Gòn kiểu gì rồi cũng sẽ mạnh mẽ bước qua. Nhưng mọi thứ sẽ chẳng như xưa, giống như tâm thế con người sau một biến cố lớn sẽ luôn đổi khác. Ngay cả lúc này, chúng ta đang dần dà thay đổi nhiều. Trước, mùa nắng nóng mùa hè phải đến vùng biển vắng hay săn mây mờ trên núi, mới vui. Giờ, được đi siêu thị mua đồ ăn với khẩu trang kín mít đã là hạnh phúc. Trước, ra đường, “mặt tiền” lúc nào cũng phải điểm tô chút son môi, chống nắng. Giờ, “trang sức” chỉ cần mỗi chiếc khẩu trang. Trước, cuối tuần phải tụ họp gia đình lớn hoặc đàn đúm ca hát với bạn bè. Giờ, chỉ cần nghe người thân, bạn bè chưa phải cách ly, chưa “gặp” “Cô gái tên Vy” đã thấy yên lòng. Trước, phải kiếm được tiền mới hài lòng. Giờ, mỗi ngày không phải mất tiền đã mừng lắm. Trước, sáng ngồi cà phê góc phố dịu dàng ngắm dòng người lại qua mới là đúng điệu. Giờ được uống cà phê góc nhà ngắm hoa tự trồng, đã là thiên đường.

Kiểu như con người khi đứng trước lằn ranh sinh tử sẽ biết buông bỏ nhiều thứ hoặc xem vài điều ngỡ quan trọng bỗng thành nhẹ tựa lông hồng. Mọi được mất hơn thua vật chất dần dà trở nên ít ý nghĩa hơn, khi phải lo âu về những điều sống còn. Nhắc nhau ở yên một chỗ, dành nhiều thời gian cho gia đình, hỏi han và chúc nhau bình an mỗi ngày.

Sau dịch, điều đầu tiên bạn muốn làm là gì? Nơi đầu tiên bạn muốn đi là đâu? Người đầu tiên bạn muốn gặp là ai? Sẽ có nhiều ước ao được thổ lộ. Nao nức. Da diết. Kẻ lạc lại nơi xa nhớ nhà. Người lâu lắm không về thì nhớ quê. Nhớ hồ nhớ sóng. Nhớ tiếng kèn xe đông đúc. Nhớ cảnh chợ búa xôn xao. Nhớ đồ ăn thức uống xô bồ. Và nhiều nhất là mông lung nhớ phố. Nơi chính bản thân mình đang sống.

Nhưng sau dịch là khi nào?

Mà dù khi nào đi nữa, thì Sài Gòn cũng vẫn luôn mạnh mẽ hướng về ngày ấy.

 

Theo Hoàng My (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...