Nhàn đàm: Báo và nhà báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi vừa tiếp chuyện một vị khách. Anh ta đến Văn phòng Báo Thanh Niên để nhờ can thiệp một vụ tranh chấp. Tôi hỏi anh ta một câu mà tôi thường hỏi nhiều bạn đọc ghé văn phòng để “nhờ can thiệp” một việc nào đó oan ức: “Anh có hay mua và đọc Báo Thanh Niên không ạ?”. Anh ta thật thà: “Tôi bận lắm anh, không có thời gian để mua và đọc báo nữa”.

Trong mắt một số người, tờ báo và nhà báo là nơi để giải oan cho họ. Còn nhà báo sống bằng gì thì họ không quan tâm.

Bất cứ một nhà báo nào khi viết những vấn đề nóng của địa phương mà mình phụ trách, cũng đều muốn các vị lãnh đạo ở đó đọc và phản hồi. Tôi cũng thế, bài báo đăng hôm trước, hôm sau đã gặp ngay vị lãnh đạo của địa phương mà tôi vừa viết: “Anh đọc bài báo tôi viết chưa ạ?”. Vị lãnh đạo thoáng một chút ái ngại rồi nói: “Tôi bận quá nên cũng chưa xem bài báo ấy anh à”. Một đồng nghiệp nghe cuộc nói chuyện ấy, ghé tai tôi nói nhỏ: “Anh có viết đích danh ông ấy đâu mà bảo ông quan tâm”.


Trong suy nghĩ của một số vị lãnh đạo ở các địa phương, báo chí hoặc là công cụ để “ngợi ca” các vị ấy, hoặc để làm những việc… ngoài chức năng của báo.

Nhưng không phải tất cả đều ứng xử với báo và nhà báo như cái ông bạn đọc kia và vị lãnh đạo nọ. Cách đây mấy năm, có một vụ chìm tàu đánh cá ngoài biển, vừa cập bờ, việc đầu tiên là ông trưởng tàu gọi điện cho… nhà báo. Không phải ông ấy nhờ đưa tin mà để xin cứu trợ. Hỏi sao không gọi chính quyền mà gọi chúng tôi, ông ngư dân khai thiệt: “Gọi nhà báo cho chắc, họ xử lý nhanh, không lục vấn giấy tờ các kiểu mà chỉ cần quan sát thực tế”. Hẳn ông trưởng tàu và số bạn chài của ông chưa từng đọc báo, mua báo lại càng không nhưng luôn “tin ở nhà báo”. Còn nhà báo chúng tôi thì luôn tin ở sự thật thà của những người gặp hoạn nạn cần giúp đỡ như thế. Không cứ gì bạn phải mua báo, nhà báo mới quan tâm đến.

Lũ lụt, sạt núi, lở đèo chôn vùi hàng chục mạng người hồi cuối năm rồi. Nhà báo không đến hiện trường cũng chả ai trách, nhưng họ đã theo chân lực lượng cứu hộ để lên đường. Và rồi họ đã trở thành nạn nhân của thiên tai.

Tôi dẫn ra vài điều trên đây không phải để “kể công” cho nhà báo mà để cắt nghĩa vì sao một khi đất nước gặp khó, hễ thấy cơ quan báo chí kêu gọi là có ngay hàng trăm ngàn bạn đọc chìa tay ra để chia khó với đồng bào mình. Bởi vì họ tin ở chúng tôi, như chúng tôi đã tin ở họ.

Hằng ngày, các nhà báo luôn song hành với hai mặt của đời sống như thế. Có thể gặp những chuyện kém vui, thậm chí rất muộn phiền, song mỗi nhà báo đều tin ở sự lương thiện và tử tế. Chính niềm tin đã níu giữ và kết nối giữa chúng tôi với ngàn vạn cuộc đời này.

Vì thế, chúng tôi muốn nói thêm một tiếng “cảm ơn” đến tất cả nhân ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 này!

Theo Trần Đăng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Bút Biển: Tình đầu

Thơ Bút Biển: Tình đầu

(GLO)- Mối tình đầu bao giờ cũng lãng mạn và khó quên. Qua lời thơ của mình, tác giả Bút Biển đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ với nỗi buồn và sự cô đơn trong không gian quen thuộc, nơi ký ức về tình yêu đầu vẫn còn vương vấn và quá đỗi mênh mông...
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lắng nghe mùa thu

(GLO)- Mùa thu được nhiều người ưu ái gọi là mùa cuốn hút trong năm. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, thu đến là lúc thả hồn lắng nghe, cảm nhận những hương vị đặc trưng của quê hương như: mùi ổi chín, hương cốm, đom đóm, hoa sữa... Mọi thứ hòa quyện tạo thành một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...