Nhân chuyện năm Tý: Những câu nói thâm thúy về loài chuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuột là loài vật đặc biệt trong văn hóa dân gian Việt Nam với rất nhiều cao dao, thành ngữ, tục ngữ ý nghĩa sâu xa. Trong đó phần lớn đều mang ý gièm pha, chế diễu, phê phán… thân phận con chuột.
Bức tranh kinh điển của dòng tranh Đông Hồ Việt Nam - Đám cưới chuột. (Ảnh tư liệu)
Bức tranh kinh điển của dòng tranh Đông Hồ Việt Nam - Đám cưới chuột. (Ảnh tư liệu)
Dân gian có câu “Chuột chạy cùng sào,” hàm ý chỉ những người lâm vào bước đường cùng, bế tắc, không có lối thoát.
Để giễu cợt kẻ hợm đời, trưởng giả học làm sang, làm ra bộ khó tính, ca dao có câu “Chuột chê xó bếp chẳng ăn/ Chó chê nhà dột sang nằm bụi tre.”
Chê những kẻ muốn che giấu bản chất xấu xa, không tốt của mình bằng vỏ bọc ngoài giả tạo, có câu “Chuột đội vỏ trứng.”
Chỉ những kẻ táo bạo, liều lĩnh, làm những việc phiêu lưu mạo hiểm, có câu “Chuột gặm chân mèo.”
Gặp những người xưa nay vốn sống trong cảnh nghèo khó, túng thiếu, bỗng dưng gặp vận may, được cuộc sống đổi đời, sung sướng, ấm no và hạnh phúc, dân gian thường nói “Chuột sa chĩnh gạo” hay “Chuột sa bồ nếp,” “Chuột sa lọ mỡ.”
Phê phán những hạng người không biết tự lượng sức mình mà làm những việc quá khả năng, dân gian có câu “Mèo nhỏ bắt chuột to.”
Ở đời có lắm chuyện rủi ro, có lúc rơi vào cảnh hết sức hiểm nguy, trường hợp này người đời thường nói “Chuột sa cũi mèo.”
Để chỉ hạng người có bộ dạng gian xảo, chỉ chờ chực làm những việc xấu xa, hại người, dân gian có câu “Mắt dơi mày chuột.”
Để chỉ những kẻ đạo đức giả, tục ngữ có câu “Mèo già khóc chuột;” hoặc để chỉ hạng người hay nói những chuyện không ăn nhập vào vấn đề, người đời thường bảo “Nói dơi nói chuột.”
Với kẻ tiểu nhân, sống cố tình che giấu những điều ám muội, đến khi nguy hiểm mới lộ ra bộ mặt hèn hạ, được người đời ví với hình ảnh “Cháy nhà ra mặt chuột.”
 Triển lãm về hình tượng con giáp Tý. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Triển lãm về hình tượng con giáp Tý. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Để chỉ hạng người mới bắt đầu làm công việc gì thì phô trương nhưng kết cục kém cỏi, chẳng được tích sự gì, tục ngữ có câu “Đầu voi đuôi chuột.”
“Chuột bầy đào không nên lỗ” phê phán những người vô trách nhiệm với công việc chung.
Trước hành động gây ra tổn thất lớn hơn kết quả đạt được người ta thường nói “Ném chuột vỡ chum.”
Chuột thường hoạt động về đêm, vào ban ngày thì trốn chui trốn lủi. Vì vậy, câu nói “Thì thụt như chuột ngày” ý chỉ những việc làm lén lút, ám muội, thiếu đứng đắn.
Câu thành ngữ “Chuột chạy hở đuôi” chỉ việc bị bại lộ một phần bí mật.
Họ hàng nhà chuột có đến hàng chục loài, nhưng có lẽ loài chuột chù được nhắc đến nhiều nhất. Do đặc biệt hôi hám nên người đời thường ví “Hôi như chuột chù.”
Và để cười những kẻ đua đòi, đài các rởm không tự biết thân phận mình dân gian có câu “Chuột chù đeo đạc (mõ).” Ca dao cũng có câu “Chim chích mà đậu cành sồi/ Chuột chù trong cống đòi soi gương Tàu.”
Phê phán những kẻ bất tài vô tướng nhưng hay khoe khoang, khoác lác, có câu “Chuột chù lại có xạ hương”.
Người xưa còn dựng câu đối thoại vui và dí dỏm để ám chỉ những kẻ chỉ biết chê người mà không tự xét mình “Chuột chù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm?”
Chê những kẻ ngu dốt mà lại hay tỏ ra thành thạo, lên mặt dạy đời, có câu “Chuột chù nếm dấm”.
Để chỉ hạng người chậm chạp, lù đù, không lanh lợi, người đời mai mỉa “Chuột chù phải khói”.
Dù ghét họ hàng nhà chuột, đôi khi người lao động dưới thời phong kiến luôn bị bọn cường hào ác bá áp bức, bóc lột lại kéo chuột về phía mình để đối chọi với mèo giả nhân, giả nghĩa đại diện phe thống trị, nên mới thành bài ca dao: “Con mèo trèo lên cây cau/ Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà/ Chú chuột đi chợ đường xa/ Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.” Mèo và chuột xưa nay như nước với lửa, mèo đã cất công leo lên tận ngọn cau hẳn không phải chỉ để thăm chú chuột.
Người đời còn mượn hình ảnh chuột để nói về chuyện vụng trộm ái tình trong đêm khuya qua câu ca dao "Chuột kêu chút chít trong rương/ Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay".
Như vậy, có bao nhiêu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn học dân gian Việt Nam nói về chuột thì có bấy nhiêu lời gièm pha, chế diễu, phê phán... May có được câu ca dao lãng mạn, tình tứ này vớt vát phần nào cho “thân phận” con chuột trong tâm thức vốn ghét bỏ loài chuột từ lâu đời của nhân dân ta.
Theo M.Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

null