Nhân chứng sóng thần Indonesia: 'Tôi chỉ còn biết cầu nguyện và chạy'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sóng thần bất ngờ ập vào các bãi biển du lịch và thị trấn duyên hải hai đảo Sumatra và Java khiến người dân không kịp di tản, trong khi cơ quan chức năng không phát cảnh báo sớm.
Ít nhất 168 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương sau khi sóng thần tại eo biển Sunda, Indonesia, bất ngờ ập vào vùng duyên hải và các bãi biển du lịch hai đảo Sumatra và Java rạng sáng 23/12.
Người dân và du khách hoảng loạn bỏ chạy lên những vùng đất cao tìm nơi trú ẩn, trong khi hàng trăm ngôi nhà đã bị phá hủy dưới sức tàn phá của thiên nhiên.
Theo các nhà địa chất học, núi lửa Anak Krakatoa đã phun trào gần 24 phút trước khi sóng thần xuất hiện. Nhiều khả năng đợt phun trào đã gây ra hiện tượng lở đất dưới đáy biển, kết hợp cùng thủy triều dâng trong đêm trăng tròn, gây nên sóng thần ngoài dự đoán.
 Cảnh tan hoang tại một thị trấn duyên hải, ven eo biển Sunda, sau khi hứng chịu đợt sóng thần bất ngờ vào sáng 23/12. Ảnh: AFP.
Cảnh tan hoang tại một thị trấn duyên hải, ven eo biển Sunda, sau khi hứng chịu đợt sóng thần bất ngờ vào sáng 23/12. Ảnh: AFP.
"Tất cả tối sầm lại"
Giới chức Indonesia đã lập tức điều động các đội phản ứng khẩn cấp đến vùng thiên tai để tiến hành công tác tìm kiếm và cứu nạn, sơ tán người dân đến nơi an toàn. Theo AFP, có ít nhất 745 người bị thương và 20 trường hợp mất tích được ghi nhận tại ba tỉnh duyên hải.
Hình ảnh truyền thông Indonesia đăng tải cho thấy cảnh tượng tan hoang ở các thị trấn chịu ảnh hưởng sóng thần. Nhà cửa bị phá hủy, các mảnh vụn, cây gãy đổ xen lẫn vào bùn đất rải rác trên đường xá. Bãi biển Carita, điểm du lịch nổi tiếng của Indonesia, cũng hứng chịu đợt sóng cao hơn 1 m.
Muhammad Bintang, nhân chứng nhìn tháy đợt sóng thần ập vào bãi biển Carita rạng sáng 23/12, mô tả đợt sóng cao bất thường đã nhấn chìm cả khu vực du lịch vào bóng tối.
"Chúng tôi đến bãi biển vào khoảng 21h (tối 22/12). Không lâu sau thì nước biển dâng cao. Tất cả bỗng dưng tối sầm lại. Điện tắt hết", thiếu niên 15 tuổi kể lại. "Hiện nay tình hình bên ngoài rất rối loạn. Chúng tôi vẫn chưa thể đi ra đường".
Tại tỉnh Lampung, phía bên kia eo biển Sunda, Lutfi Al Rasyid kể rằng anh tưởng mình đã chết khi sóng thần ập vào bãi biển thành phố Kalianda. Thành phố nằm ở phía nam đảo Sumatra cũng là nạn nhân của đợt sóng thần gây ra bởi phun trào núi lửa.
"Tôi không thể nổ máy xe môtô. Vậy là tôi bỏ cả xe và bắt đầu chạy. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện và chạy xa nhất có thể", thanh niên 23 tuổi kể lại khoảnh khắc kinh hoàng với AFP.
Đội tìm kiếm cứu nạn tại bãi biển Carita tập trung thi thể các nạn nhân sáng 23/12. Ảnh: AFP.
Đội tìm kiếm cứu nạn tại bãi biển Carita tập trung thi thể các nạn nhân sáng 23/12. Ảnh: AFP.
Nhầm lẫn trong thông báo đầu tiên
Theo ông Sutopo Purwo Nugroho, đại diện Ủy ban Phòng chống Thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB), các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu liệu đợt núi lửa phun trào cùng với thủy triều dâng có chính xác là nguyên nhân gây nên sóng thần hay không.
"Sự kết hợp của hai hiện tượng này có thể dẫn đến sóng thần đột ngột ập vào bờ biển các tỉnh", ông cho biết, đồng thời cảnh báo số thương vong có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới khi các đội cứu hộ tiếp cận vùng gặp nạn.
Tuy nhiên, giới chức Indonesia ban đầu không phát cảnh báo sóng thần khi nhận thông tin về vụ việc. Thay vào đó, cơ quan chức năng chỉ khẳng định đó là hiện tượng triều cường và đề nghị người dân không hoảng loạn.
Ông Sutopo sau đó đã đăng tải trên Twitter lời xin lỗi công chúng về thông báo nhầm. Ông nói các cơ quan địa chất không phát hiện động đất nên việc xác định sớm nguy cơ sóng thần gặp nhiều khó khăn.
Theo ước tính ban đầu của BNPB, khu vực chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất là quận Pandeglang, phía tây đảo Java. Có ít nhất 33 người thiệt mạng và 491 người bị thương tại đây.
Ông Sutopo nhấn mạnh trang thiết bị hạng nặng đang được chuyển đến những vùng chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất để hỗ trợ tìm kiếm người sống sót. Những trại lánh nạn dã chiến đang được thiết lập.
"Chúng tôi đã sơ tán nhiều nạn nhân và đưa các thi thể đến phòng khám và bệnh viện địa phương. Đa số những trường hợp bị thương là do gãy xương", Abu Salim, tình nguyện viên đội cứu hộ Tagana, mô tả tình hình tại tỉnh Banten.
Núi lửa Anak Krakatoa đã hoạt động mạnh trở lại từ tháng 6. Ảnh: Reuters
Núi lửa Anak Krakatoa đã hoạt động mạnh trở lại từ tháng 6. Ảnh: Reuters
"Đứa con" của Krakatoa
Anak Krakatoa trong tiếng địa phương nghĩa là "Đứa con" của Krakatoa. Ngọn núi lửa "mẹ" từng phun trào dữ dội vào năm 1883 với sức công phá tương đương 200.000 tấn thuốc nổ TNT, gấp 13.000 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.
Krakatoa được xem là đợt phun trào núi lửa dữ dội nhất từng được ghi nhận trong lịch sử. Vụ nổ giải phóng hơn 25 tỷ m3 đất đá. Tiếng nổ có thể được nghe thấy cách xa 3.600 km. Đợt phun trào đã xóa sổ hơn 165 ngôi làng và thị trấn lân cận, khiến hơn 36.000 người thiệt mạng.
Anak Krakatoa hình thành vào năm 1927 tại chính nơi từng xảy ra vụ nổ lịch sử. Ngọn núi lửa bắt đầu hoạt động trở lại từ tháng 6. Các nhà địa chất học ghi nhận mức độ hoạt động của núi lửa tăng mạnh những ngày qua. Chính phủ Indonesia đã yêu cầu người dân không tiếp cận khu vực 2 km quanh miệng núi lửa.
Trong ngày 22/12, núi lửa có hai đợt phun trào vào khoảng 16h và 21h, phun tro và khói cao hàng trăm mét.
Indonesia trong năm 2018 đã hứng chịu liên tiếp nhiều đợt sóng thần gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Thảm họa kép động đất - sóng thần vào tháng 9 tại đảo Sulawesi khiến ít nhất 832 người thiệt mạng, đa số nạn nhân sống tại thành phố Palu.
Với vị trí địa lý đặc biệt, nằm trên "vành đai lửa" của Thái Bình Dương, Indonesia đã phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai như động đất, núi lửa và sóng thần trong lịch sử. Anak Krakatoa chỉ là một trong 127 núi lửa đang hoạt động tại Indonesia.
Thanh Danh (theo AFP/zing)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.