Nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiện nhiều mỏ khoáng sản được cấp phép cho các tổ chức, cá nhân ở một số tỉnh khai thác nhưng chưa lắp đặt camera, trạm cân đúng theo quy định. Có mỏ dù có camera, trạm cân nhưng không truyền dữ liệu về cơ quan quản lý hoặc xe chở khoáng sản né camera, trạm cân…

Ghi nhận tại nhiều mỏ khoáng sản, PV Thanh Niên chứng kiến cảnh xe né trạm cân, hoặc trạm cân lắp đặt để "làm cảnh". Vì vậy, việc thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách từ khai thác khoáng sản là khó tránh khỏi.

Xe ben chở đất ra vào mỏ đất ở tổ dân phố An Ninh, P.Phổ Ninh, TX.Đức Phổ nhưng không có camera, trạm cân. Ảnh: Hải Phong

Xe ben chở đất ra vào mỏ đất ở tổ dân phố An Ninh, P.Phổ Ninh, TX.Đức Phổ nhưng không có camera, trạm cân. Ảnh: Hải Phong

Những mỏ khoáng sản "hai không"

Đi ngược lại hướng những đoàn xe chở đất nối đuôi nhau chạy xuống thôn 7, xã Đức Tân, H.Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi lên phía tây của H.Mộ Đức, nơi có nhiều mỏ đất nằm trên núi đang hoạt động. Từ các ngọn núi này, xe cơ giới thi nhau san gạt cây, đào đất đưa lên hàng chục xe ben chờ sẵn.

Đứng trên đập nước Giếng Tiên, xã Đức Lân, H.Mộ Đức, chúng tôi quan sát thấy hàng chục xe ben lớn nhỏ vào ra lấy đất ở đập thủy lợi Giếng Tiên và mỏ ở núi làm trường bắn của H.Mộ Đức. Đáng nói, ở các mỏ đất này tuyệt nhiên không có trạm cân để ghi nhận xe vào ra chở đất. Mạnh xe nào xe nấy vào bãi, máy đào cứ thế xúc đất lên và vận chuyển đi, không biết xe có khối lượng bao nhiêu, có quá tải hay không...

Người dân ở thôn 7, xã Đức Tân cho hay hằng ngày có hàng chục, thậm chí hàng trăm chuyến xe từ dưới 10 tấn đến 20 tấn vận chuyển đất chạy từ phía núi xuống đây, làm ảnh hưởng giao thông và cuộc sống người dân hai bên đường.

Xe tải chở đất ra vào mỏ đất ở tổ dân phố An Ninh, P.Phổ Ninh, TX.Đức Phổ. Ảnh: Phạm Anh

Xe tải chở đất ra vào mỏ đất ở tổ dân phố An Ninh, P.Phổ Ninh, TX.Đức Phổ. Ảnh: Phạm Anh

Tại mỏ đất ở tổ dân phố An Ninh, P.Phổ Ninh, TX.Đức Phổ, chúng tôi thấy nhiều xe tải chở đất cao hơn thùng xe ì ạch đi ra từ mỏ. Đi ngược vào bên trong, chúng tôi để ý quan sát nhưng không thấy camera nào. Đi sâu vào nữa, cả camera lẫn trạm cân đều không có. Tại đây chỉ có tiếng xe tải, xe đào gầm rú, đào ngọn núi ra thành nhiều vùng nham nhở. Có chỗ do khai thác gặp đá nhiều, chủ mỏ đã mở đường đào núi vào sâu bên trong khai thác, biến ngọn núi vốn trồng cây nguyên liệu thành vùng đất đá hoang tàn.

Mới đây, chúng tôi đến mỏ đất Hành Thiện, H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) cũng chứng kiến hàng trăm lượt xe vào, ra nhưng không thấy trạm cân lắp đặt ở đây. Theo tìm hiểu thì được biết mỏ đất này đã hoạt động từ hơn nửa năm nay.

Né trạm cân

Qua ghi nhận tại nhiều mỏ khoáng sản ở tỉnh Quảng Ngãi, PV Thanh Niên còn chứng kiến tình trạng mua bán, vận chuyển cát sai quy định. Cụ thể, tại một mỏ cát trên sông Trà Khúc

(TP.Quảng Ngãi), chúng tôi phát hiện nhiều xe tải vận chuyển cát ra khỏi mỏ đã không qua trạm cân, mà "bẻ lái" qua con đường bên cạnh.

Trạm cân ở mỏ cát (xã Hành Tín Tây, H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) đặt cây kiểng, thùng phuy che lối ra vào. Ảnh: Hải Phong

Trạm cân ở mỏ cát (xã Hành Tín Tây, H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) đặt cây kiểng, thùng phuy che lối ra vào. Ảnh: Hải Phong

Còn một mỏ cát khác cũng trên sông Trà Khúc (thuộc H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) dù đã được cấp phép nhưng doanh nghiệp chưa lắp đặt trạm cân, camera, vẫn khai thác cát ì xèo với hàng chục, hàng trăm xe tải vào ra mỗi ngày. Đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, mỏ cát này mới dừng khai thác. Ở một mỏ cát thuộc xã Hành Tín Tây, H.Nghĩa Hành, chúng tôi chứng kiến cảnh xe ben chở cát né qua đường mở bên cạnh, còn trên lối ra vào có đặt trạm cân lại xuất hiện cây kiểng, thùng phuy chắn ngang.

Việc không lắp đặt trạm cân, camera tại các mỏ khoáng sản đã gây hệ lụy không hề nhỏ. Mới đây, sau khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm của Công ty TNHH cơ giới và xây lắp Việt Đức trong khai thác đất tại mỏ đất núi Ông Đoài (thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện, TP.Quảng Ngãi), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Sở TN-MT phối hợp với UBND TP.Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra.

Theo UBND xã Tịnh Thiện, doanh nghiệp đã khai thác ngoài ranh mốc giới đã được cấp phép tại các mốc M2, M3, M4 và M5; tự ý mở thêm đường vào mỏ khai thác không đúng theo giấy phép được cấp... Ngoài ra còn có hiện tượng sai ranh mốc giới theo giấy phép dẫn đến tranh chấp với một hộ dân.

Điều đáng nói là mỏ đất núi Ông Đoài của Công ty TNHH cơ giới và xây lắp Việt Đức đã khai thác hơn 3 năm nay nhưng hoàn toàn không lắp đặt trạm cân, camera giám sát để chia sẻ dữ liệu quản lý với cơ quan chức năng. Hằng ngày, phương tiện ra vào thường xuyên lấy đất ra khỏi mỏ nhưng không hề được kiểm soát khối lượng thông qua trạm cân.

Đây không phải là mỏ khoáng sản duy nhất mà tại hàng loạt các mỏ đất của tỉnh Quảng Ngãi, doanh nghiệp cũng không lắp đặt trạm cân, camera theo quy định.

Hạn chót 30.10

Bà Đặng Thị Lai Thành, Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra số 1 (Cục Thuế Quảng Ngãi), cho hay thực hiện quyết toán thuế tài nguyên, Cục Thuế Quảng Ngãi đã có văn bản gửi ngành TN-MT. Thời hạn 7 ngày, ngành TN-MT xác nhận về sản lượng kê khai thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ quan TN-MT chỉ xác định sản lượng khai thác khoáng sản với những doanh nghiệp đã báo cáo theo quy định, còn lại hầu như không xác định được sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp.

Nhiều mỏ đất Quảng Ngãi chưa được gắn camera, trạm cân theo quy định. Ảnh: Phạm Anh

Nhiều mỏ đất Quảng Ngãi chưa được gắn camera, trạm cân theo quy định. Ảnh: Phạm Anh

Theo Cục Thuế Quảng Ngãi, việc thu thuế trong lĩnh vực khoáng sản hiện vẫn chịu thất thoát, vì quản lý khoáng sản chưa chặt chẽ. Nói về việc lắp camera, trạm cân tại các mỏ khoáng sản và truyền dữ liệu về cơ quan chức năng để theo dõi chống thất thu về thuế, Cục Thuế Quảng Ngãi cho rằng hiện toàn tỉnh chỉ có một mỏ cát được H.Tư Nghĩa gửi văn bản yêu cầu thực hiện. Còn lại các mỏ cát, mỏ đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hầu như đã lắp đặt trạm cân, camera, tuy nhiên ngành chức năng tỉnh này không có đường truyền kết nối. Liên quan vấn đề này, Cục Thuế Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị ngành chức năng tỉnh thực hiện theo lộ trình, nhưng đến nay chưa làm được.

Theo Điều 42, Nghị định 158/2016/NĐ-CP, bắt buộc các mỏ khoáng sản phải lắp đặt trạm cân, camera giám sát. Tuy nhiên, đã 7 năm trôi qua, tỉnh Quảng Ngãi vẫn thả nổi vấn đề này, trong khi đó hai tỉnh ở gần là Quảng Nam và Bình Định đã thực hiện từ lâu.

Ông Nguyễn Đức Trung, quyền Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết theo Nghị định 158, tất cả các chủ mỏ khoáng sản đều phải lắp trạm cân, camera giám sát; còn đường truyền dữ liệu về cơ quan thuế, TN-MT, công an… thì Nghị định 158 không có quy định. Muốn thực hiện đường truyền dữ liệu, cơ quan chức năng phải tự thực hiện. Theo ông Trung, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn số 4816/UBND-KTN ngày 28.9 chỉ đạo về việc lắp đặt camera, trạm cân và hệ thống giám sát hoạt động khai thác mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh này. Theo đó, Sở TN-MT tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn yêu cầu tất cả các mỏ khoáng sản phải lắp đặt camera, trạm cân. "Những doanh nghiệp không thực hiện thì đề nghị ngưng hoạt động sau ngày 30.10", ông Trung nói.

Mỏ đất núi Ông Đoài, xã Tịnh Thiện, TP.Quảng Ngãi đang bị kiểm tra vì nhiều sai phạm. Ảnh: Phạm Anh

Mỏ đất núi Ông Đoài, xã Tịnh Thiện, TP.Quảng Ngãi đang bị kiểm tra vì nhiều sai phạm. Ảnh: Phạm Anh

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết Nghị định 158 đã có từ năm 2016, nhưng việc các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa lắp đặt camera, trạm cân để giám sát, cũng như chưa có đường truyền dữ liệu mỏ khoáng sản về ngành chức năng theo dõi, là sự buông lỏng quản lý. Vì vậy, ông Minh đã chỉ đạo Sở TN-MT Quảng Ngãi trong năm 2023 phải quyết liệt hoàn thành... (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.