Ngưỡng cửa vào đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hôm qua, hơn một triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã biết kết quả cùng với những cung bậc cảm xúc vui - buồn. Trên bảng “phong thần”, năm nay, Hà Giang tiếp tục đội sổ với điểm trung bình 5,86.

Từ sau vụ việc gian lận thi cử đi vào lịch sử năm 2018 đến nay, Hà Giang gần như không thay đổi vị trí cuối bảng xếp hạng trong mỗi kì thi tốt nghiệp THPT, hay thi THPT Quốc gia (trước năm 2020). Hà Nội tiếp tục trượt top 10 địa phương có điểm trung bình cao nhất cả nước, không những thế, do số lượng học sinh dự thi lớn nhất nên số thí sinh bị điểm liệt trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của địa phương này cũng cao nhất. Những cố gắng trong nâng cao chất lượng giáo dục chắc chắn cần thời gian rất dài mới có thể đạt được mục đích như mong đợi.

Trong khi đó, năm 2025, cả nước bước vào chương trình sách giáo khoa mới. Tất cả 63 tỉnh thành bắt đầu từ vạch xuất phát để thực hiện hành trình mới. 19 năm thực hiện chương trình sách giáo khoa 2006, bằng thời gian một thế hệ trưởng thành, giáo dục Việt Nam có phát triển hơn so với giai đoạn trước nhưng với thế giới, vẫn chưa có bước tiến đáng kể, nhất là giáo dục ĐH.

Giáo dục Việt Nam vẫn chỉ loanh quanh câu chuyện thi, tuyển sinh cùng với tâm trạng lên bổng xuống trầm của phụ huynh học sinh khi đỗ - trượt. Vẫn thiếu những quyết sách đột phá, có tầm để đưa giáo dục bước sang trang mới, đón đầu sự phát triển của thời đại.

Đánh giá tổng thể, kết quả thi năm nay của học sinh cao hơn năm trước. Nhưng đề thi môn Ngữ văn, môn thi tự luận trong 9 môn tổ chức thi năm nào cũng băn khoăn “tủ đè”, “lệch tủ”, trùng ý tưởng… Với môn Toán, đề thi năm nay có yếu tố mới lạ, lập tức học sinh bó tay dẫn đến “trắng” điểm 10. Ở các môn học khác, có môn số lượng điểm 10 tăng gấp gần 10 lần nhưng có môn chỉ bằng 1/4 năm trước, có môn thì điểm trung bình tăng gấp đôi… Những “trồi sụt” điểm thi của thí sinh không phải lỗi do người dạy mà phải chăng Việt Nam đang thiếu hẳn năng lực về khoa học khảo thí.

Trong số hơn 1 triệu thí sinh biết kết quả thi tốt nghiệp năm 2024, có nhiều em đã nắm chắc cơ hội vào ĐH. Điểm thi cao, chỉ tiêu còn ít, một lần nữa đặt những học sinh không có cơ hội xét tuyển sớm vào cuộc cạnh tranh cam go, không cân sức để bước chân vào cánh cửa trường ĐH như mong ước. Bài toán “con gà, quả trứng” lại đặt ra khi thí sinh vùng khó không có điều kiện thi chứng chỉ ngoại ngữ, tham gia các kì thi riêng, điểm thi cũng không cao, không có cơ hội vào các trường ĐH top trên để sau này tốt nghiệp có việc làm tốt, thu nhập cao. Các em lại luẩn quẩn với chuyện đi học để thoát nghèo nhưng học xong vẫn nghèo.

Bức tranh giáo dục của Việt Nam hiện lên như đa diện hơn qua phổ điểm khô cứng từ những con số của kì thi tốt nghiệp THPT. Ngành giáo dục, đội ngũ thầy cô tiếp tục hành trình đổi mới, tiếp tục gánh vác trọng trách trồng người trên vai nhưng họ dường như không có khả năng để kéo gần khoảng cách xã hội giữa các vùng miền.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.