Người trẻ tất bật kiếm tiền dịp tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tranh thủ những ngày cận tết, nhiều bạn trẻ tìm việc làm kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, mua sắm, hay mong muốn tổ chức chương trình xuân ấm áp cho bà con vùng sâu, vùng xa...

Sinh viên bán giày kiếm thêm thu nhập dịp cận tết. Ảnh: TRẦN THANH THẢO
Sinh viên bán giày kiếm thêm thu nhập dịp cận tết. Ảnh: TRẦN THANH THẢO
Tranh thủ kiếm tiền vì nhiều lý do
L.A.Yến, sinh viên năm 3 khoa Ngôn ngữ Nhật, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho biết do ở TP.HCM nên mỗi khi tết về Yến tranh thủ tìm việc kiếm thêm thu nhập. Yến chia sẻ: “Mình đi làm thêm dịp này để có tiền trang trải và cũng thoải mái khi mua sắm đồ tết”.
Dù đã hoàn thành việc thi cuối kỳ nhưng Ngô Võ Cao Minh, sinh viên năm 2 khoa Nhân học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, không cho phép bản thân mình ăn tết sớm. Bắt đầu từ 16 giờ 30 và kết thúc lúc 22 giờ đêm mỗi ngày, Minh cùng nhóm bạn bày trí gian hàng đồ ăn tại Nhà văn hóa Sinh viên để bán gây quỹ kiếm tiền cho chương trình Xuân tình nguyện 2021 ở tỉnh Bình Phước.  
Với Cao Minh được cống hiến tuổi trẻ cho những hoạt động tình nguyện là điều tuyệt vời, và có như vậy Minh mới có một cái tết trọn vẹn đúng nghĩa. “Với mình đây là dịp cố gắng kiếm thật nhiều tiền để tổ chức một chương trình xuân ấm áp cho bà con vùng sâu, vùng xa. Với mình đây không những là chuyến đi trải nghiệm mà còn là một điều ý nghĩa có thể làm trước khi ăn tết”.

Ngô Võ Cao Minh (bìa phải) cùng các bạn bán hàng kiếm tiền ẢNH: TRẦN THANH THẢO
Ngô Võ Cao Minh (bìa phải) cùng các bạn bán hàng kiếm tiền ẢNH: TRẦN THANH THẢO
Quách Hải My, sinh viên năm 3 khoa Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, dù đang bận rộn ôn thi cuối kỳ nhưng My vẫn sắp xếp để có thể làm thêm. Công việc của My là gia sư môn vật lý, một tuần My dạy từ 2 đến 3 buổi, mỗi buổi từ 1- 2 tiếng, thu nhập hơn 2 triệu/tháng. My chia sẻ quê ở Bạc Liêu mỗi lần về quê phải mất gần 8 tiếng, dịp tết lần này, My về sớm hơn mọi năm nên không lo chuyện phải đặt vé trước. Những ngày này, My dồn sức vừa học vừa làm thêm để có tiền trang trải và để về quê ăn tết.
Hải My bộc bạch: “Thi xong thì mình về quê ăn tết. Năm nay chắc tầm 22 âm lịch là mình về quê nên không cần đặt vé xe trước”.

Bạn trẻ đón xe về quê ăn tết tại Bến xe Miền Tây ẢNH: TRẦN THANH THẢO
Bạn trẻ đón xe về quê ăn tết tại Bến xe Miền Tây ẢNH: TRẦN THANH THẢO
Ám ảnh kẹt xe
Nguyễn Trọng Hữu, 26 tuổi (cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) thì tới 28 âm lịch mới xong việc và về quê. Hữu cho biết năm nay công việc kết thúc sớm do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng những ngày cuối năm Hữu bận vì phải “nhảy việc” để kiếm tiền về quê. “Quê mình ở Đồng Tháp, mỗi lần về quê mất khoảng 4 tiếng đi xe, nhưng tới những ngày nghỉ tết mình lại ám ảnh kẹt xe. Mong rằng năm nay chuyến đi của mình suôn sẻ”, Hữu giãi bày
Khác với Trọng Hữu, Nguyễn Lam, 25 tuổi, làm nhân viên cho một nhà máy ở quận 10, TP.HCM, cho biết cuối năm việc khá nhiều, thường xuyên đi công tác ở các tỉnh xa. Lam cho chia sẻ tối 24 âm lịch sẽ về quê Bến Tre. Điều Lam lo lắng lúc này là khi về quê ăn tết sẽ bị hỏi nhiều câu “khó đỡ”. “Mỗi lần mình về tết là bà con hàng xóm hỏi 'bao giờ cưới vợ?'. Mỗi lần như thế mình chỉ biết cười trừ”, Lam thổ lộ.
Theo Trần Thanh Thảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.