Người giữ hồn trang phục vỏ cây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xưa, khi nghề dệt thổ cẩm chưa xuất hiện, người Xơ Đăng chủ yếu mặc trang phục bằng vỏ cây, dây rừng.

Trang phục độc đáo ấy được nghệ nhân Y Der (61 tuổi, trú xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum) bền bỉ giữ gìn đến nay, xem như báu vật truyền đời.

Kí ức xưa

Trong những dịp lễ hội truyền thống, ngoài trang phục phổ biến được làm bằng thổ cẩm, người Xơ Đăng tại các huyện như Đắk Tô, Tu Mơ Rông, Đăk Hà, Kon Plông, Ngọc Hồi và Đăk Glei (Kon Tum) còn diện trang phục rất độc đáo làm từ vỏ cây rừng.

Trình diễn trang phục vỏ cây.

Trình diễn trang phục vỏ cây.

Giữa tiết trời nắng bức của mùa khô Tây Nguyên, chúng tôi lần theo chỉ dẫn của người dân tìm đến nhà của nghệ nhân ưu tú A Nian ở thôn Kon Sơ Tiu (xã Ngok Wang, huyện Đắk Hà). Ông là một trong những người am hiểu về văn hoá của người Xơ Đăng, tuy 75 tuổi nhưng mắt vẫn còn tỏ. Ông say sưa kể về những câu chuyện văn hoá vùng đất bắc Tây Nguyên khiến chúng tôi cảm nhận được ông yêu văn hóa của quê hương đến dường nào.

Theo ông A Nian, nói đến văn hoá của người Xơ Đăng phải kể đến những trang phục được làm từ vỏ cây. Từ xa xưa, khi nghề dệt thổ cẩm vẫn chưa xuất hiện, người Xơ Đăng vào rừng tìm những vỏ cây, dây rừng làm trang phục. Để làm được chiếc áo bằng vỏ cây, các thiếu nữ trong làng phải vào tận những cánh rừng già nguyên sinh tìm cây có vỏ vừa có độ rộng, độ dài, độ dẻo, mềm và bền có thể làm tấm khố, áo hay tấm váy. “Thường người Xơ Đăng tại xã Ngọk Réo chọn hai loại cây Hmúa và Gdua thân gỗ, mọc nhiều ở rừng sâu để làm trang phục”, nghệ nhân ưu tú A Nian kể.

Bà Y Der, nghệ nhân cuối cùng làm trang phục bằng vỏ cây tại xã Ngọk Réo.

Bà Y Der, nghệ nhân cuối cùng làm trang phục bằng vỏ cây tại xã Ngọk Réo.

Vào dịp lễ hội của thôn hoặc làng tổ chức họ sẽ mặc trang phục được làm từ vỏ cây và đeo thêm chiếc mặt nạ có hình thù kỳ dị, hài hước được đẽo từ tấm gỗ. “Tuy trang phục vỏ cây không còn được sử dụng rộng rãi, nhưng trong tâm thức của người Xơ Đăng nó không đơn thuần là để che thân mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa, phản ánh quá trình phát triển của cả tộc người. Nó còn phản ánh tinh thần đoàn kết, sự giao hòa, gần gũi giữa con người với vạn vật, thiên nhiên”, nghệ nhân A Nian cho hay.

Bảo tồn văn hóa truyền thống

Được sự giới thiệu của nghệ nhân ưu tú A Nian, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, trú thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo). Bà là người duy nhất tại xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây. Bà vui vẻ tiếp đón khi biết có người muốn tìm hiểu về trang phục truyền thống của tổ tiên. Nhìn những bộ trang phục vỏ cây được xếp ngay ngắn một góc, chúng tôi cảm nhận được sự nâng niu, trân trọng những bộ trang phục này. Đối với bà đó không đơn thuần là trang phục mà còn là ký ức, là vô vàn kỷ niệm.

Nghệ nhân Y Der kể, từ nhỏ, bà đã theo mẹ vào rừng tìm vỏ cây để làm trang phục và sử dụng mặc hàng ngày. Bà nhớ năm mình 15 tuổi, thời điểm đó trang phục làm bằng vỏ cây rất thịnh hành và được ưa chuộng. Mỗi năm, bà cùng nhiều chị em trong thôn tiếp nhận rất nhiều đơn hàng. “Có năng khiếu, lại được mẹ chỉ bảo những bí quyết, bà lúc nào cũng được các thôn săn đón, chực chờ đến lượt làm trang phục” - nghệ nhân Y Der nhớ lại.

Bà cho biết, để có một trang phục ưng ý, nghệ nhân phải duy trì sự tập trung, tỉ mỉ và khéo léo. Sau khi tách vỏ khỏi thân cây, họ sẽ đập dập đều tay cho đến khi để lộ ra lớp vỏ trắng với phần xơ dày dặn, quyện chặt vào nhau. Tiếp đó, mang đi ngâm giặt và phơi khô nhiều lần rồi những tấm vỏ cây này mới được đem khâu nối lại với nhau bằng dây cây Jrông, tạo ra các bộ trang phục tuy thô sơ nhưng vô cùng chắc chắn. Mất hơn 2 ngày đêm, mới có thể làm xong một chiếc áo đẹp, mang hương thơm của cây rừng.

“Vài chục năm nay, tôi lưu giữ 10 bộ trang phục vỏ cây của cha mẹ để lại. Còn 4 bộ tôi mới làm vào 3 năm trước. Hiện trang phục này không được sử dụng thường xuyên, chỉ dùng vào các dịp lễ hội như Tết, mừng lúa mới, lễ kết nghĩa… Lúc đó, những bộ trang phục này sẽ được già làng, nam nữ thanh niên mặc để thực hiện những nghi thức, điệu nhảy truyền thống của người Xơ Đăng. Đó cũng là thời khắc linh thiêng vang vọng giữa núi rừng bắc Tây Nguyên”, bà Y Der chia sẻ.

“Tuy trang phục vỏ cây không còn được sử dụng rộng rãi, nhưng trong tâm thức của người Xơ Đăng nó không đơn thuần là để che thân mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa, phản ánh quá trình phát triển của cả tộc người. Nó còn phản ánh tinh thần đoàn kết, sự giao hòa, gần gũi giữa con người với vạn vật, thiên nhiên”, nghệ nhân A Nian cho hay.

Cũng theo nghệ nhân Y Der, thông thường, áo sẽ được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu được giấu kín ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn, còn mặt ngoài thường sần sùi hơn. Trung bình bà phải mất khoảng 2-3 ngày để hoàn thiện một chiếc áo, khố, váy. Tuy nhiên ngày nay, cây Hmúa hay cây Gdua không còn ở các khu vực chân núi, vì vậy mà nghệ nhân Y Der phải lặn lội vào tận rừng sâu để tìm kiếm. Thông thường một chiếc áo cần đến 1-2 cây để tạo hình, bà cũng phải mất một ngày lặn lội vào rừng sâu, mất thêm một ngày để cạo và đập giập vỏ thân cây.

Trang phục vỏ cây trong lễ hội Cồng chiêng

Trang phục vỏ cây trong lễ hội Cồng chiêng

“Thế hệ trẻ Xơ Đăng bây giờ không còn ai mặn mà và biết cách làm trang phục từ vỏ cây. Nhiều năm qua, tôi cùng với bà Y Der cố gắng hướng dẫn các thanh niên trong thôn cách chế tác với mong muốn tiếp nối nghề truyền thống độc đáo của dân tộc”, nghệ nhân A Nian tiếc nuối. Những việc làm của nghệ nhân A Nian, Y Der đã và đang đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Xơ Đăng. Họ tin tưởng, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Xơ Đăng sẽ sống mãi theo thời gian trên mảnh đất Đăk Hà nói riêng và vùng bắc Tây Nguyên nói chung. Ông A Lũy, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọk Réo khẳng định, với người Xơ Đăng nơi đây, trang phục bằng vỏ cây chứa đựng nhiều giá trị văn hoá, phản ánh quá trình phát triển của cộng đồng người Xơ Đăng qua mỗi thời kỳ. Trong tiềm thức những thế hệ đi trước như bà Y Der, ông A Nian vẫn luôn đau đáu việc bảo tồn và trao truyền nét văn hóa của cha ông cho thế hệ trẻ người Xơ Đăng.

Có thể bạn quan tâm

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

null