Người đàn ông Indonesia "tự thú" tiêm... 16 mũi vắc-xin Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người dân Indonesia lo lắng về vắc-xin Covid-19 nên đã xảy ra vụ một người nhận tiêm thay tới 14 lần.

Donald (người từ chối tiết lộ danh tính thật), một doanh nhân 56 tuổi đến từ TP Medan trên đảo Sumatra của Indonesia đã tiêm mũi vắc-xin Sinovac lần thứ hai vào tháng 7.

Tháng trước, khi một người bạn gọi hỏi xem liệu Donald có muốn tiêm mũi tăng cường hay không, Donald đã không từ chối. Chuyện này xảy ra trong khi Bộ Y tế Indonesia chưa tiến hành tiêm nhắc lại cho người dân.

Do nguồn cung thiếu hụt nên các nhân viên y tế được ưu tiên. Cho đến nay Indonesia thực hiện khoảng 1,2 triệu mũi tiêm nhắc lại đối với những người được tiêm mũi thứ hai ít nhất sáu tháng trước đó. Tháng trước, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết triển khai việc tiêm mũi tăng cường sẽ chỉ được thực hiện khi 50% dân số đã được tiêm hai liều vắc-xin. Tính đến ngày 28-12, cột mốc này vẫn chưa đạt được. Số liệu của chính phủ Indonesia ghi nhận khoảng 41% dân số tiêm 2 mũi.

Thế rồi, Donald đã tiêm mũi tăng cường tại văn phòng của người bạn. Khi đó, y tá giữ một túi lạnh chứa đầy những loại vắc-xin được cho là còn sót lại từ một trung tâm y tế cộng đồng do chính phủ điều hành.

Donald nói: "Y tá nói rằng đó là số vắc-xin bị nhiều người từ chối tiêm". Donald không hối tiếc về việc nhận một mũi tiêm nhắc lại bất hợp pháp và sẽ tiêm liều vắc-xin thứ tư khi có cơ hội.

Câu chuyện của Donald cho thấy sự chần chừ tiêm vắc-xin đã làm phức tạp thêm động lực tiêm chủng ở Indonesia, khi những thách thức về hậu cần khiến việc đảm bảo nguồn cung vắc-xin trở nên khó khăn.


 

 Nhân viên y tế Indonesia chuẩn bị liều vắc-xin Covid-19. Ảnh: EPA
Nhân viên y tế Indonesia chuẩn bị liều vắc-xin Covid-19. Ảnh: EPA


Đầu tháng này, Abdul Rahim - người đàn ông ở tỉnh Nam Sulawesi - đã đăng tải một video lên mạng xã hội, trong đó anh ta cho biết đã tiêm 14 mũi vắc-xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất, thay cho những người do dự về việc tiêm ngừa nhưng muốn có giấy chứng nhận tiêm chủng.

Hiện chính quyền Indonesia yêu cầu người dân phải có giấy chứng nhận tiêm phòng khi đi lại, vào những nơi công cộng như trung tâm mua sắm, quán cà phê và nhà hàng…

Trước khi nhận tiêm hộ, Abdul Rahim đã tiêm 2 mũi, tức là anh ta nhận tổng cộng 16 liều vắc-xin. Abdul Rahim kể rằng anh ta được trả từ 7 đến 56 USD cho mỗi mũi tiêm.

 

 Ảnh chụp màn hình đoạn video
Ảnh chụp màn hình đoạn video "thú tội" lan truyền trên mạng của Abdul Rahim. Ảnh: Coconuts.com


Theo South China Morning Post, cảnh sát địa phương và Bộ Y tế Indonesia đang điều tra lời Abdul Rahim nói trong video và sẽ quyết định xem có buộc tội Abdul Rahim hay không.

Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bất kỳ ai "cản trở việc thực hiện kiểm soát đại dịch" có thể bị phạt tù đến một năm và có thể bị phạt tiền. Ba người trong số Abdul Rahim nhận tiêm hộ nói với cảnh sát rằng họ lo lắng về tác dụng phụ.

Video của Abdul Rahim nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Indonesia nhưng có nhiều người không cho đó là chuyện gây sốc. Dicky Budiman, nhà dịch tễ học tại Trường Đại học Griffith - Úc, cho biết: "Đó không phải là điều ngạc nhiên, vì tâm lý do dự và kháng cự tiêm vắc-xin vẫn tồn tại ở Indonesia. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ của chương trình tiêm phòng COVID-19 chậm lại".

Ông Budiman cho rằng các quan chức y tế quản lý vắc-xin ở Indonesia cần kiểm tra gắt hơn trong xác minh danh tính cũng như khiếu nại nếu thấy bất thường.

Người dân Indonesia phải cung cấp bản sao giấy tờ tùy thân có ảnh để được tiêm phòng. Thế nhưng, các phòng khám ở một số khu vực dường như không tuân thủ, chẳng hạn như trường hợp của Rahim và Donald kể trên.

 


Indonesia thông báo về ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên là một người đàn ông 37 tuổi, cư dân ở Medan, tỉnh Bắc Sumatra, có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể này trong chuyến đi cùng vợ đến Jakarta. Bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron này không có bất kỳ lịch sử di chuyển nước ngoài nào cũng như không có bất kỳ liên hệ nào với người trở về từ nước ngoài.

Ca nhiễm Omicron đầu tiên trong cộng đồng ở Indonesia cho đến nay không có triệu chứng. Người đàn ông này đang điều trị tại bệnh viện bệnh truyền nhiễm Sulianto Saroso ở Bắc Jakarta.

Đến nay, Indonesia ghi nhận 47 ca nhiễm biến thể Omicron và ca mới nhất, ca thứ 47, là ca lây truyền cộng đồng đầu tiên.


Theo HUỆ BÌNH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp: Nơi Đem Lại Nụ Cười Rạng Rỡ, Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Cho Mọi Gia Đình

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp: Nơi đem lại nụ cười rạng rỡ, địa chỉ Nha khoa uy tín cho mọi gia đình

(GLO)-Với tôn chỉ mang đến nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng bền vững cho khách hàng, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp (133 Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.