Người cao tuổi tập thể thao đúng cách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên không chỉ có tác dụng đáng kể trong phòng ngừa và làm giảm những thay đổi về thể chất, tâm thần liên quan đến độ tuổi mà còn giúp nâng cao thể lực và sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người từ 60 tuổi trở lên, việc tập thể thao không đúng khoa học có thể gây tác dụng ngược.

Theo BS Nguyễn Thụy Song Hà, Bộ môn Y học thể dục thể thao Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, việc tập thể thao đúng cách sẽ giúp làm tăng sức chịu đựng của tim và làm giảm các rối loạn của nhịp tim. Làm tăng khả năng giãn nở của lồng ngực, giúp tăng oxy trong máu giúp tăng quá trình chuyển hóa, giúp cơ thể “trẻ” lại. Hạn chế tình trạng loãng xương và đặc biệt là về mặt tinh thần, giúp người lớn tuổi sống hòa nhập, vui tươi, giảm đi rất nhiều tình trạng cô đơn trầm cảm của người lớn tuổi. Tuy nhiên, khi vận động không phù hợp với tuổi tác, cơ địa, đặc biệt là người có bệnh thì chính là đang bào mòn sức khỏe nhưng không biết.

Người cao tuổi tập thể dục tại Công viên Văn hóa Tao Đàn (quận 1). Ảnh: HOÀNG HÙNG
Người cao tuổi tập thể dục tại Công viên Văn hóa Tao Đàn (quận 1). Ảnh: HOÀNG HÙNG



Với người lớn tuổi, các bộ phận trên cơ thể như xương, hệ tiêu hóa, hệ thống bài tiết, da bị suy giảm chức năng, làm hạn chế quá trình vận động và gây trở ngại sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, họ còn đối mặt với việc giảm lưu lượng máu trong cơ thể bởi sự hoạt động kém của tim mạch vì bị xơ cứng. Có rất nhiều nguy cơ xảy ra khi người lớn tuổi chơi thể thao. Đối với người tiền căn có bệnh cơ tim thiếu máu, việc chơi thể thao sẽ thúc đẩy một cơn thiếu máu cơ tim cấp dẫn đến nhồi máu hay đột tử. Ngoài ra, các môn thể thao mang tính đối kháng cao như đá bóng, võ thuật làm tăng khả năng chấn thương, gãy xương.

Do vậy, trước khi tập luyện người cao tuổi cần kiểm tra tổng quát sức khỏe, tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia về hoạt động thể lực để được tư vấn tập luyện phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, bệnh tật của mình. Đối với những người bị nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, loạn nhịp không kiểm soát, suy tim cấp nên chống chỉ định với các bài tập aerobic.

Đối với những người có bệnh lý về cơ xương khớp như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp gối mức độ từ vừa đến nặng nhìn chung không nên tập đi bộ, chạy, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống và một số môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, mà nên thay thế bằng các loại hình vận động ít chịu tải cho cột sống và khớp như đạp xe, bơi…

Với người cao tuổi có suy giảm chức năng ở các mức độ khác nhau, hoạt động thể lực có thể đơn thuần chỉ cần những thay đổi tư thế trong sinh hoạt hay những vận động đi lại di chuyển chậm rãi, nhẹ nhàng với gậy hoặc nạng cũng đã có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, tập luyện buổi sáng cũng là cách xua tan stress, tạo tinh thần phấn chấn, vui vẻ bắt đầu cho ngày mới.

“Việc có thể độc lập giải quyết các nhu cầu hoạt động của bản thân giúp cho người cao tuổi cảm thấy thoải mái, tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống. Ngoài yếu tố nhận thức, sự chủ động, tích cực và kiên trì của bản thân người cao tuổi với việc tập luyện, sự khuyến khích động viên, ủng hộ của gia đình, môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động tập luyện đóng vai trò tích cực giúp người cao tuổi cảm thấy thoải mái và thích thú tham gia tập luyện”, bác sĩ Song Hà chú ý.

Thành An (sggp)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.