Emagazine

Infographic Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

Bắt đầu sưu tầm đồ cổ từ năm 2011, đến nay, bộ sưu tập của anh Lê Tấn Khoang có tới hàng chục ngàn hiện vật, trong đó chiếm 90% là đồ gốm sứ. Trong khuôn viên ngôi nhà của anh, nhìn đâu cũng thấy gốm. Ngay cả những món đồ bị vỡ, nhà sưu tầm sinh năm 1979 này cũng không nỡ bỏ đi mà tận dụng để làm chậu trồng cây, nhất là các loại cây xương rồng

Anh Khoang cho biết: Cách đây vài năm, anh đăng ký cố định là 18 ngàn hiện vật (không mua bán, trao đổi), chưa kể hàng ngàn hiện vật không cố định (có thể nhượng lại, trao đổi). Nếu so sánh với số lượng hiện vật của Bảo tàng tỉnh hiện có là khoảng 12 ngàn thì bộ sưu tập của anh Khoang đủ để mở một bảo tàng tư nhân.

Sưu tầm nhiều dòng gốm của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, nhưng anh Khoang dành tình cảm đặc biệt đối với các dòng gốm cổ của Việt Nam. Từ dòng gốm gắn với sự phát triển rực rỡ của văn hoá Champa như gốm Bàu Trúc (Bình Thuận), Gò Sành (Bình Định) đến các dòng gốm phát triển muộn hơn nhưng vang danh không kém như gốm Quảng Đức (Phú Yên), Châu Ổ (Quảng Ngãi), Thanh Hà (Quảng Nam). Đặc biệt là gốm Cây Mai nổi lên ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn vào đầu thế kỷ XIX và tiếp nối là sự xuất hiện của gốm Lái Thiêu (Bình Dương) kế thừa tinh hoa của dòng gốm này.

Nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang cho biết, mỗi dòng gốm có vẻ đẹp, sắc thái riêng, thể hiện tính địa phương rất rõ. Được làm thủ công bởi những nghệ nhân tài hoa nên anh luôn cảm nhận được sự nồng ấm của gốm. Đó không phải là cái ấm do sức nóng của nước và lửa để tạo ra gốm, mà là sự ấm áp của đôi tay và tâm hồn của nghệ nhân. Đó cũng là điều khiến anh càng sưu tầm thì càng trân quý công lao của các nghệ nhân.

Nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang đã không ít lần bị vợ "doạ bỏ" vì thú chơi tốn kém. Vợ anh-chị Trần Thị Kim Thảo tâm sự: "Người ta chỉ cần mua vài món, cùng lắm là vài chục món đồ gốm cũng gọi là thú chơi, đã thấy tốn kém. Còn anh Khoang mua tới hàng ngàn, hàng chục ngàn hiện vật. Có thời gian khó khăn, vợ chồng đôi lúc "cơm không lành" vì thú chơi tốn kém này. Nhưng rồi, mỗi lần giúp chồng lau chùi, nâng niu từng hiện vật gốm trên tay, nhìn ngắm những hình vẽ, những câu chuyện trên đồ gốm thì tôi cũng mê gốm lúc nào không hay".

Tuy vậy, nhà sưu tầm này đã có nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm lan toả giá trị bộ sưu tập cá nhân như tham gia trưng bày, hiến tặng một số hiện vật cho bảo tàng các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Phú Yên, Quảng Bình, Nhà lưu niệm Anh hùng Wừu (huyện Đak Đoa).

Có thể bạn quan tâm

Nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

E-magazineNhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền: Trở về miền ký ức Pleiku xưa

(GLO)- Đi một chiếc Dream Thái đến địa điểm đã hẹn cùng chúng tôi, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai từ xa đã nở nụ cười tươi. Xe của ông hằn dấu vết của thời gian. Nhìn chiếc xe, có thể phần nào nói lên tính cách của người đàn ông đam mê sưu tầm “đồ cổ”.

The Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

E-magazineThe Maestro Đại Ngàn: Điểm nhấn cho đô thị Pleiku

(GLO)- Tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm đắc địa của TP. Pleiku, The Maestro Đại Ngàn (số 63 – 65, đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá)-Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cho Pleiku trong hành trình hướng đến đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.