Ngọt ngào lời ru

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi lên 7 tuổi thì mẹ sinh em gái. Khi em cứng cáp, biết đi chập chững là lúc tôi đảm nhận nhiệm vụ chăm em cho ba mẹ đi làm. Vậy là hàng ngày, ngoài buổi sáng đi học, tôi còn phụ việc nhà, cho em ăn uống, vệ sinh và ru em ngủ đúng giờ giấc.
Thuở ấy, không có loa đài, cũng chẳng có mạng internet, tôi đặt em lên 1 đầu võng rồi nằm ở phía đối xứng, chân thòng sang hai bên chống xuống đất để lấy đà đưa võng và bắt đầu hát ru. Tôi nghêu ngao hết bài này sang bài khác, từ “Bắc kim thang”, “Lý cây bông”, “Cháu yêu bà” đến “Chú ếch con”, “Chị ong nâu và em bé”, “Chim chích bông”... với âm lượng khá to, cho tới khi em say giấc. Lúc ấy, tôi mới khẽ khàng bước ra khỏi võng, lấy chiếc gối nhẹ để ngang lên bụng em, không quên lấy một chiếc cây nhỏ căng ngang mép võng. Tôi còn nhớ, khi ấy bên gia đình hàng xóm đang xây nhà, cô chú thợ hồ ngày ngày nghe tôi ru em cũng phải thốt lên: “Con bé này nhỏ nhỏ mà hát… to ghê”. Tôi coi đó là lời khen và những lần ru sau đều cố gắng hát hay hơn và nhiều bài hơn nữa.
Mẹ với bà ngoại của tôi hát ru rất hay. Những làn điệu dân ca mềm mại, ngọt ngào, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, khó hiểu đối với con trẻ nhưng lại trở thành chất gây “nghiện” cho mỗi giấc ngủ. Hồi nhỏ, tôi nghe bà ngoại và mẹ ru em. Đến giờ, sau gần 30 năm, tưởng như mẹ tôi đã quên những lời hát ấy, nhưng không, bà vẫn ru cháu ngoại của mình như vậy. Từ lời đồng dao “Tuổi tí, con chuột ở mái nhà/Tha thóc, tha gạo lại bò xuống hang/Tuổi sửu con trâu kềnh càng/Cày chưa đúng buổi lại mang cày về…” hay lời dân ca “Trò Ba đi học trường làng/Cơm canh ai nấu, cửa nhà không ai trông”; “Mẹ ơi đừng đánh con đau/Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ/Bắt ốc, ốc nhảy lên bờ/Hái rau, rau héo mẹ nhờ làm chi”… lại trở về thân thương như thuở nào. Ở quê nhà, thỉnh thoảng tôi về thăm, vẫn thấy ngoại tôi bắc ghế, tay đưa võng cho đứa chắt vừa lẩm nhẩm những câu ru hời như vậy. 
Ảnh minh họa: K.N.B
Ảnh minh họa: K.N.B
Con trai tôi may mắn khi được bà nội và bà ngoại ẵm bồng hát ru, một người mang đến những câu ca dao, đồng dao xứ dừa Tam Quan (Bình Định), một người là lời ví dặm vùng quê Nghệ Tĩnh. Dù không hiểu hết, song tôi tin, con sẽ cảm nhận được tình cảm của bà, giấc ngủ, tâm hồn của con cũng được nuôi dưỡng. Không chỉ vậy, trong cách nói chuyện thường ngày, mẹ tôi cũng rất hay dùng các câu tục ngữ, vừa là cách nói ý tứ, vừa để dạy con. Do đó, tôi thuộc nằm lòng nhiều câu ca dao, tục ngữ không có trong chương trình học phổ thông. Không thể phủ nhận đó là thành quả của việc tiếp thu từ những câu hát, lời ru của bà, của mẹ.
Cô bạn của tôi sắp sinh con đầu lòng. Là người trẻ, bạn thường xuyên tìm tòi, đọc và tham khảo nhiều loại sách thai giáo, hướng dẫn nuôi con cũng như mua sắm nhiều máy móc nhằm giúp quá trình nuôi con trở nên thuận tiện, khoa học hơn. Ngoài máy vắt sữa, máy hâm sữa, máy tiệt trùng dụng cụ, bạn tôi cũng không quên mua một chiếc nôi điện, có thể tự động lắc lư và phát ra các bài nhạc từ một chiếc máy có gắn thẻ nhớ. Bằng chiếc thẻ nhớ ấy, bạn tôi có thể copy rất nhiều thể loại nhạc do các ca sĩ chuyên nghiệp thể hiện để giúp mình ru con ngủ. Có lẽ do lớn lên bằng lời ru của bà, của mẹ nên tôi không có nhiều thiện cảm với chiếc nôi hiện đại ấy. Dù lực lắc của nôi đã được tính toán phù hợp, tốt nhất cho trẻ, dù chiếc loa kia sẽ giúp người mẹ, người bà không phải vất vả, tiết kiệm được chút thời gian nhưng chúng lại không tỏa ra chút tình cảm, hơi ấm nào. Giải phóng sức lao động nhưng cũng vô tình kéo dãn sợi dây kết nối tình cảm giữa hai thế hệ trong gia đình. 
Cuộc sống ngày càng hiện đại, trước sự du nhập của những “luồng gió mới” các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ phai nhạt dần. Không riêng ở Gia Lai mà rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước bắt đầu khởi động việc sưu tầm và tổ chức các cuộc thi hát ru, hát dân ca nhằm tìm kiếm và bảo lưu văn hóa truyền thống. Thế nhưng, theo ý kiến cá nhân, lời ru có còn mượt mà, ngọt ngào và được đón nhận phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, giới trẻ phải là người tiên phong, nhận thức được giá trị của những lời ru để tiếp tục học hỏi, giữ gìn.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.