Ngôi trường mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 11, lật trang sách cũ khiến tôi nao lòng nhớ hình bóng thầy cô. Từ những con chữ nắn nót đầu tiên, vết chì tẩy xóa lem nhòe trang vở, đến những bài học của tuổi mới lớn đôi khi bồng bột, để rồi nhận ra bao điều thấm thía.
Trường làng tôi những mùa đông gió thốc, lá bàng như đốm lửa đỏ thấp thoáng trong sương. Mặc hai lớp áo vẫn không ngăn được cái rét len lỏi vào da thịt, trong lớp học chỉ vỏn vẹn hai mươi học trò cùng cô giáo tôi dáng người mảnh khảnh. Trường làng tôi khiêm nhường chỉ hai dãy lớp học, nép mình sau rặng phi lao cứ miên man vi vút hoài trong gió. Trước mặt là cánh đồng thênh thang xám bạc, sau lưng xanh thẫm một đồi cây ngút ngàn. Màu tường vôi, cửa lớp đã bợt bạt vì nắng mưa.
Thầy cô tôi phải vượt một quãng đường xa hun hút để đến trường. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cần mẫn uốn nắn từng đứa học trò quê nghèo chân chất. Trải qua thăm thẳm bụi đường để miệt mài với bụi phấn, bảng đen, chắt chiu tấm lòng trong từng nét chữ. Cũng bởi thương từng đứa học trò quê mà thầy cô gắn cả tuổi trẻ ở ngôi trường làng, rồi bền bỉ suốt ngần ấy năm ròng rã. Chúng tôi một buổi đến trường, một buổi đỡ đần cha mẹ, đôi khi non nớt, vô tư như cọng rơm, nhánh cỏ. Đi qua bao đổi dời, có vui, có buồn, thầy cô vẫn vẹn nguyên những ánh mắt bao dung, cùng bàn tay ấm dắt dìu chúng tôi từng ngày khôn lớn.   
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Ngôi trường mùa đông, có năm lũ về bất ngờ, thầy trò hối hả chạy lũ. Nước tràn đồng, phủ kín con đường nhỏ hẹp. Các thầy tất bật xắn cao ống quần, bì bõm lội nước đưa từng tốp học trò về nhà. Các cô vội vã gọi nhau kê cao vật dụng, sách vở như chạy đua với con nước lớn đang từ thượng nguồn đổ về. Mưa dần nặng hạt, gió lạnh cắt da. Tiếng bước chân gấp gáp, xôn xao, lẫn trong tiếng nước chảy, tiếng chim trời cứ kêu chao chát. Chúng tôi nhỏ bé che chung áo mưa, nối theo nhau về nhà. Đứa đi sau lỡ giẫm chân đứa trước, chiếc dép tuột khỏi bàn chân, không kịp ngoái đầu nhìn lại.
Ngày lũ rút, bùn đất ngai ngái đóng dày mặt sân, mối mọt bám đầy kệ gỗ, nước mưa dột làm trang sách loang lổ ố vàng. Thầy cô tôi lại xăn tay áo, người hì hụi quét lớp bùn non, người đem phơi những trang sách ướt. Vài chiếc bàn cũ ngấm nước ọp ẹp phải đóng lại, bóng đèn hành lang phải thay mới. Cây bàng còi cọc trước cửa lớp tôi đã trút hết vòm lá đỏ, bầy chim nhỏ làm tổ ở mái hiên không biết đã về đâu. Những cánh cửa được mở ra, đón nắng ấm tràn vào phòng học. Lại một mùa lũ đi qua.
Sau này, lên THPT, tôi khăn gói vào phố học ở ngôi trường tầng rộng lớn, khang trang. Chiều mùa đông ở ký túc xá, mưa bay bay, trời trở lạnh, lòng man mác nhớ dáng ngôi trường làng trong sương mờ. Từ tâm tưởng như vọng lên tiếng lá phi lao cứ rì rào du dương trong gió bấc. Và tiếng cô giảng bài pha lẫn nhiều nỗi niềm xa xôi. Tôi lên đại học, lại xa nhà, xa trường làng, ở một nơi mà không phải khi nào muốn cũng có thể gói ghém quay về. Giữa bao bận bịu sớm tối, cứ ngỡ ký ức sẽ vơi đi. Nhưng ánh đèn lấp lóa thị thành nào có làm nhòa phai hình bóng trường làng, càng va vấp cuộc đời lại càng đầy lên trong tâm trí.
Trường làng tôi theo dòng chảy thời gian đã thay màu áo mới. Thầy cô tôi, có người đã bạc mái đầu, có người chuyển về nơi xa, có người bền bỉ ở lại. Bạn bè tôi, đứa vẫn miệt mài con đường chữ nghĩa, đứa ly hương bươn bả mưu sinh. Trường đời, dẫu đôi lúc phũ phàng, đã dạy tôi phải biết trân quý từ những điều bình dị nhất. Bàn chân tôi có cách chia vạn dặm nhưng tâm hồn làm sao xa rời những gốc gác nguyên sơ.
TRẦN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.