Ngôi làng xinh như cổ tích mang tên chàng Cù Lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngôi làng du lịch nổi tiếng nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20 km, trong một thung lũng nhỏ và thu hút đông đảo khách ghé thăm mỗi ngày.
 

a
Làng Cù Lần ở thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), rộng hơn 20 ha. Nơi đây có một con suối chảy quanh, là nguồn nước chính cho ngôi làng người K’ho sinh sống.
a
Đường vào làng nhìn từ camera bay. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt tới đây khoảng 20 km. Đây là một phần của con đường Đông Trường Sơn nối liền TP Đà Lạt và tỉnh Đak Lak.
a
Làng Cù Lần là khu du lịch sinh thái văn hóa đầu tiên và có tính hoạch định cụ thể rõ ràng nhất ở vùng đất Lạc Dương kể từ khi ra chủ trương mời gọi đầu tư, một kiểu kiến tạo thân quen nhưng hài hòa, lạ lẫm trong nhiều góc độ.
a
Các mẫu hoa văn đặc trưng của cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng xuất hiện tại đây khá nhiều.
a
Du khách được trải qua cảm giác mạnh khi băng qua những quãng địa hình bất ngờ của núi đồi, suối nước, các cánh rừng được chăm chút, tái sinh màu xanh và sức sống mới.
a
Ngôi làng nhỏ xinh này được cho là lấy tên từ một loài cây cù lần mọc xen kẽ ở núi rừng, đồng thời từ loài động vật cù lần quý hiếm nằm trong Sách Đỏ.
a
Cũng có ý kiến cho rằng, xưa kia có một chàng trai ở đồng bằng lên núi, vào rừng với ước mơ nhặt đá xây dựng một thiên đường giữa rừng để tặng cho người mình yêu.
a
Với ước mơ và cách làm khác người khờ dại ấy đã khiến người đời gọi anh ta là "thằng Cù Lần".
a
Choáng ngợp với vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên núi rừng hoang dã, cảm động trước tình yêu chân thành của anh, cô gái đã ở lại cùng Cù Lần xây tổ uyên ương, lập làng sương khói bên bờ suối vắng, giữa những đồi xanh, rừng hoa dại.
a
Từ đó người đời đặt tên làng là Cù Lần.
aa
Tại đây, khách du lịch có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, hòa mình với thiên nhiên như thả diều, bắt cá, leo núi, chèo bè...
a
Hay trải nghiệm bước qua những cây cầu treo rung rinh.
a
Hai chiếc cầu treo nối nhau vắt qua hai bên bờ suối dẫn vào làng đung đưa cót két dưới từng bước chân du khách.
a
Nếu ngại đi bộ, du khách có thể sử dụng dịch vụ xe Jeep với giá 140.000 đồng/người lớn bao, gồm vé vào cửa
a
Xe Jeep sẽ băng rừng, leo đồi lội suối đưa du khách trải nghiệm thú vị giữa thiên nhiên.
a
Ẩn hiện giữa đồi thông ven hồ, ven suối là những ngôi nhà gỗ xinh xắn theo lối kiến trúc Tây Nguyên.
a
Thỉnh thoảng, lá thông già rơi xuống, phủ một lớp mỏng trên những mái nhà khiến cho làng Cù Lần thêm vẻ hoang sơ, yên bình.
a
Buổi chiều nơi đây khá yên bình, thơ mộng. Những luồng gió mát thổi gây cảm giác miên man. Thung lũng xanh bảng lảng khói chiều tạo một cảm giác rất khác cho những người lần đầu đặt chân tới làng Cù Lần.

Theo zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam gọi tên Phong Nha-Kẻ Bàng

Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam gọi tên Phong Nha-Kẻ Bàng

(GLO)- Ngày 13-7, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO đã phê duyệt việc điều chỉnh ranh giới Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị) để mở rộng sang Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào), hình thành Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên giữa 2 quốc gia.

Du lịch bứt tốc dẫn đầu khu vực

Du lịch bứt tốc dẫn đầu khu vực

Sau khi bỏ xa "đối thủ" Thái Lan trên đường đua hút khách Trung Quốc, VN tiếp tục bứt tốc vươn lên trở thành điểm đến đạt mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

(GLO)- Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo một không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá, với sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển, sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Định hình cực tăng trưởng du lịch rừng - biển

Việc hợp nhất hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới) không chỉ kiến tạo không gian phát triển mới mà còn thúc đẩy ngành du lịch đột phá. Sự kết hợp khai thác tài nguyên du lịch rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Bánh hoa mai kẹp hạt

Bánh hoa mai kẹp hạt

Cơ sở sản xuất ngũ cốc, trà hoa Cô Ba Bình Định (phường Hoài Hảo, TX Hoài Nhơn) hiện cung ứng ra thị trường dòng sản phẩm mới mang tên bánh hoa mai kẹp hạt, được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị tự nhiên, bổ dưỡng.
Cá đá sông Côn

Cá đá sông Côn

Người dân ở vùng núi huyện Vĩnh Thạnh vẫn gìn giữ một món ăn giản dị mà đậm đà bản sắc - cá đá nướng cuốn lá rừng. Cá đá là loài cá nhỏ sống trong các khe suối, ghềnh đá, nơi nước chảy xiết, trong vắt. 
null