Ngôi làng đẹp như tranh vẽ bị bỏ hoang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Làng Kon Sơ Lăl cũ (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có tuổi đời trăm năm với những nét đẹp hoang sơ, giàu bản sắc của người Bahnar từng được kỳ vọng sẽ trở thành địa điểm du lịch hiện rơi vào cảnh hoang tàn.

Làng Kon Sơ Lăl cũ nằm trên sườn núi, là nơi người Bahnar sinh sống từ bao đời nay. Ngôi làng được ví von đẹp như tranh vẽ với khung cảnh yên bình, mộc mạc.

Từ năm 2002, người dân di chuyển về khu định cư cách làng khoảng 4 km. Một số người già vì lưu luyến ngôi làng cũ vẫn ở lại trong những nhà sàn và chăn thả gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2022 đến nay, ngôi làng đã không còn người sinh sống bởi những người cao tuổi của làng phần vì mất đi, phần vì tuổi cao sức yếu nên con cháu đưa về làng mới để tiện bề chăm sóc.

Ngôi nhà dưới tán me cổ thụ đã cửa đóng then cài vì không có ai ở. Ảnh: Văn Ngọc

Ngôi nhà dưới tán me cổ thụ đã cửa đóng then cài vì không có ai ở. Ảnh: Văn Ngọc

Vắng bóng người, ngôi làng nhanh chóng rơi vào cảnh hoang tàn, cỏ dại mọc um tùm. Hiện cả làng còn khoảng 10 căn nhà sàn, hầu hết đều rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, các khung gỗ xộc xệch do mối mọt.

Nhiều ngôi nhà trống hoác chỉ còn sót lại một số dụng cụ như chày, cối, cuốc, gùi…Một số chỉ còn bộ khung do gia chủ chuyển về làng mới mang theo những gì có thể sử dụng được. Trong làng hiện chỉ còn những cây khế, vú sữa, me cổ thụ sum suê trái.

Ngôi làng này từng là điểm đến của không ít người đam mê du lịch khám phá. Chính quyền địa phương cũng đau đáu với bài toán gìn giữ vẻ đẹp của ngôi làng. Song khi tất cả còn chưa có lời giải, Kon Sơ Lăl cũ đang có nguy cơ bị xóa sổ bởi không có bàn tay con người.

Một ngôi nhà đẹp đã xập xệ vì xuống cấp. Ảnh: Văn Ngọc

Một ngôi nhà đẹp đã xập xệ vì xuống cấp. Ảnh: Văn Ngọc

Những cây cổ thụ sum suê phủ lấy những mái nhà sàn. Ảnh: Văn Ngọc

Những cây cổ thụ sum suê phủ lấy những mái nhà sàn. Ảnh: Văn Ngọc

Thỉnh thoảng có những người đi làm rẫy đi qua ngôi làng. Ảnh: Văn Ngọc

Thỉnh thoảng có những người đi làm rẫy đi qua ngôi làng. Ảnh: Văn Ngọc

Căn nhà trống hoác khi chủ nhà rời đi không còn người ở. Ảnh: Văn Ngọc

Căn nhà trống hoác khi chủ nhà rời đi không còn người ở. Ảnh: Văn Ngọc

Bếp lửa đã tắt tự bao giờ. Ảnh: Văn Ngọc

Bếp lửa đã tắt tự bao giờ. Ảnh: Văn Ngọc

Những dụng cụ phục vụ lao động và sản xuất bị bỏ lại. Ảnh: Văn Ngọc

Những dụng cụ phục vụ lao động và sản xuất bị bỏ lại. Ảnh: Văn Ngọc

Những nhịp chày đã vắng tiếng giã. Ảnh: Văn Ngọc

Những nhịp chày đã vắng tiếng giã. Ảnh: Văn Ngọc

Hệ thống nước tự chảy về làng cũng đã ngừng hoạt động. Ảnh: Văn Ngọc

Hệ thống nước tự chảy về làng cũng đã ngừng hoạt động. Ảnh: Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.