Ngỡ ngàng những bức tranh làm từ rơm của thầy giáo miền Tây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tận dụng rơm khô, thầy Đặng Vũ Linh (37 tuổi) - giáo viên tiểu học ở Đồng Tháp, đã chế tác những bức tranh nghệ thuật độc đáo với chủ đề về sen và phong cảnh quê hương.

  Một bức tranh chủ đề sen Đồng Tháp được thầy Đặng Vũ Linh làm từ rơm - ẢNH: DUY TÂN
Một bức tranh chủ đề sen Đồng Tháp được thầy Đặng Vũ Linh làm từ rơm - ẢNH: DUY TÂN


Năm 2008, sau khi tốt nghiệp sư phạm mỹ thuật, thầy Đặng Vũ Linh về công tác tại trường tiểu học Thường Phước 1A ở H.Hồng Ngự, Đồng Tháp. Với niềm đam mê sáng tác, thầy ấp ủ ước mơ làm tranh nghệ thuật từ những chất liệu dân dã sẵn có tại địa phương. Năm 2017, thầy Linh nảy sinh ý tưởng dùng rơm để làm tranh.

“Lúc đầu, tôi cũng nghiên cứu để làm dòng tranh với vỏ tràm, gạo... nhưng đây là những chất liệu đã được nhiều người làm. Chợt nhớ về tuổi thơ với những lần ngồi trên lưng trâu cộ cơm, tôi nảy sinh ý tưởng dùng rơm làm tranh”, thầy Linh chia sẻ. Ý tưởng là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện, thầy Linh gặp không ít khó khăn. Rơm khi đem về chỉ là những đống bùi nhùi, không biết sử dụng phần nào để làm tranh. Suốt 3 tháng mày mò, thầy mới dần tìm được công thức hoàn thiện.

Nâng giá trị cho rơm khi làm tranh

Theo thầy Linh, giá trị của rơm hầu như chưa được khai thác hết. Vậy nên để nâng tầm giá trị cho rơm, thầy quyết tâm dùng rơm làm tranh. Ban đầu, rơm được thầy đi xin tại ruộng sau khi nông dân thu hoạch lúa. Song, do rơm bị máy cắt làm gãy ngang, dập nát nên rất khó dùng. Vì vậy, thầy phải lặn lội ra ruộng chọn nhặt từng cọng rơm từ lúa để đem về phơi.

“Những cọng rơm do máy cắt đa phần bị ép mạnh nên không thể sử dụng làm tranh. Để có nguyên liệu rơm phù hợp, khi tới mùa lúa, tôi đi từ đồng này đến đồng khác để tuyển lựa rơm về phơi khô làm tranh”, thầy Linh nói.



 

Rơm được thầy Linh đem từ ruộng về phơi để làm tranh - ẢNH: DUY TÂN
Rơm được thầy Linh đem từ ruộng về phơi để làm tranh - ẢNH: DUY TÂN
Thầy Linh xử lý rơm, tạo hình và dán ép rơm vào giấy- ẢNH: DUY TÂN
Thầy Linh xử lý rơm, tạo hình và dán ép rơm vào giấy- ẢNH: DUY TÂN


Để làm tranh rơm phải trải qua nhiều công đoạn như sau: tuyển lựa rơm, cắt và phơi thật khô, xử lý chống mối mọt để tăng độ bền, lựa cắt lấy lõi rơm, phối màu, phác thảo, tạo hình, dán ép rơm vào giấy, phủ lớp sơn bong, đóng khung.

“Rơm có 3 màu chính là trắng, vàng, nâu. Tôi thường sử dụng nhất là màu vàng. Với những tông màu ít ỏi nên phải phối hợp sao cho hài hòa, đẹp mắt. Khâu phối màu và tạo hình là khâu quan trọng nhất để tạo nên bức tranh đẹp”, thầy Linh cho biết.

 

 
 
Phong cảnh làng quê và nét sinh hoạt của người dân Nam bộ được thầy Linh tái hiện bằng những cọng rơm khô - ẢNH: DUY TÂN
Phong cảnh làng quê và nét sinh hoạt của người dân Nam bộ được thầy Linh tái hiện bằng những cọng rơm khô - ẢNH: DUY TÂN


Mỗi bức tranh, tùy kích cỡ, phải mất từ 2 ngày đến hơn 2 tuần mới hoàn thiện. Phần lớn, những tác phẩm của thầy Linh thường mang chủ đề phong cảnh quê hương gần gũi với đời sống vùng quê Nam bộ như: nhà sàn, đồng nước, cánh đồng lúa, đồng sen…

“Vì rơm đã là chất liệu dân dã, gần gũi với đời sống. Vậy nên phải làm dòng tranh gắn liền với nông thôn, vùng quê địa phương. Từ đó giới thiệu được những cảnh đẹp quê hương đến với du khách trong và ngoài nước”, thầy Linh chia sẻ.


 

 
 Những hình ảnh hoa lá và cây cối được tái hiện đẹp mắt bằng những cọng rơm - ẢNH: DUY TÂN
Những hình ảnh hoa lá và cây cối được tái hiện đẹp mắt bằng những cọng rơm - ẢNH: DUY TÂN


Đến nay, thầy Linh đã làm hơn 50 bức tranh chủ đề về sen và phong cảnh quê hương. Giá bán mỗi bức tranh dao động từ 150.000 đồng đến 3 triệu đồng (tùy kích cỡ, chủ đề). Ngoài ra, thầy còn làm những chậu hoa để bàn được nhiều người ưa thích.

Bên cạnh tranh nghệ thuật làm từ rơm, thầy Linh cũng hướng dẫn học sinh tận dụng những sản phẩm từ thiên nhiên để sáng tạo ra các vật dụng gần gũi với đời sống và các tác phẩm trang trí cho gia đình.

Theo DUY TÂN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...