Ngộ độc hóa chất diệt chuột đã bị cấm 20 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 12.3, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết Trung tâm đang điều trị cho 1 bệnh nhân bị ngộ độc hóa chất diệt chuột. Điều đáng nói loại hóa chất này cực độc, đã bị cấm cách đây 20 năm và nay xuất hiện trở lại.
 

 Mẫu gói thuốc diệt chuột bệnh nhân đã sử dụng. Ảnh: Mai Thanh
Mẫu gói thuốc diệt chuột bệnh nhân đã sử dụng. Ảnh: Mai Thanh


TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc xác nhận ngày 2.3, Trung tâm đã tiếp nhận 1 bệnh nhân nam 34 tuổi được chuyển đến từ tuyến trước trong tình trạng co giật nặng nề.

Trước đó, sáng ngày 2.3, bệnh nhân có mâu thuẫn với vợ, đến trưa cùng ngày đi uống rượu sau đó về phòng. Khoảng 15h cùng ngày, người nhà phát hiện bệnh nhân nôn, lơ mơ, gọi hỏi không biết, phát hiện có vỏ gói thuốc diệt chuột Trung Quốc bên cạnh.

Người nhà đưa bệnh nhân vào Bệnh viện địa phương với tình trạng co giật toàn thân. Bệnh nhân được cấp cứu ban đầu và chuyển Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm.

Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột, được đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng thuốc an thần, dùng thuốc chống co giật, hồi sức. Sau 1 tuần được điều trị, bệnh nhân đã đỡ co giật, tỉnh, được rút ống thở nhưng vẫn đang được theo dõi và điều trị tiếp.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, chất độc bên trong gói thuốc diệt chuột cạnh bệnh nhân được gia đình thu lại và mang theo đến viện qua xét nghiệm tìm thấy chất Tetramine (tên đầy đủ Tetramethylenedisulfotetramine).

Đây chính là loại hóa chất diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc rất phổ biển ở miền Bắc nước ta cách đây 20 năm trở về trước, đặc điểm loại hóa chất là ở thuốc diệt chuột dạng gói chứa bột trắng gây tình trạng co giật.


 

 
 
 Một số thuốc diệt chuột xuất hiện thời gian gần đây. Ảnh: Mai Thanh
Một số thuốc diệt chuột xuất hiện thời gian gần đây. Ảnh: Mai Thanh



Tetramine tác dụng hệ thần kinh, gây co giật toàn thân nặng nề kiểu trạng thái động kinh. Ngộ độc xuất hiện rất nhanh, thường ngay khi đang ăn uống phải chất này nạn nhân bị co giật và ngã xuống, nhanh chóng tử vong do suy hô hấp.

Tetramine là hóa chất diệt chuột cực độc, đã bị cấm ở các nước, kể cả ở Trung Quốc.

Ngoài loại thuốc diệt chuột trên, thời gian gần đây, Trung tâm Chống độc cũng ghi nhận các mẫu thuốc diệt chuột đã bị cấm cách đây 20 năm cũng xuất hiện trở lại

Đáng chú ý, gói hóa chất diệt chuột loại tetramin trước đây đóng gói to cỡ vài cm, nhưng do độc tính rất cao nên chỉ dính một chút bột vào thức ăn, nước uống đã có thể gây co giật và tử vong cho cả gia đình. Kích thước của gói hóa chất diệt chuột của bệnh nhân nêu trên rất lớn (12 X 18cm), có thể gây ngộ độc cho một số người tương đương một xóm.

Bên cạnh đó, Trung tâm chống độc ghi nhận Trifluoroacetate/trifluoroacetamide (hóa chất diệt chuột Trung Quốc ở dạng ống nước màu hồng, màu nâu, ống nước không màu và hạt gạo hồng, cũng đã bị cấm cách đây hơn 20 năm), vài năm gần đây xuất hiện trở lại.

Loại hóa chất này gây rung thất (mức độ loạn nhịp tim chết người), viêm cơ tim, suy tim cấp tính, tổn thương não, co giật,… và rất dễ tử vong.

https://laodong.vn/suc-khoe/ngo-doc-hoa-chat-diet-chuot-da-bi-cam-20-nam-888356.ldo
 

Theo Mai Thanh - Lệ Hà  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.