"Ngân hàng bò" của làng Hway

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đó là “ngân hàng bò” không phải do tổ chức hay cá nhân nào đứng ra thành lập, hỗ trợ mà do chính các hộ dân cùng nhau góp quỹ để xây dựng. Nhờ có “ngân hàng” ấy, nhiều gia đình ở làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ) đã có thêm điều kiện để vươn lên thoát nghèo.

Làng Hway hiện có 120 hộ, 525 khẩu, 100% là người Bahnar. Làng có 6 tổ sản xuất, mỗi tổ có trên dưới 20 hộ, được thành lập từ năm 2001 theo từng cụm dân cư. Kể từ đó, vừa bảo vệ an ninh chính trị trong làng, các tổ vừa hoạt động theo phương thức giúp nhau cùng làm giàu bằng phương thức xây dựng quỹ và cho những hộ khó khăn mượn làm vốn đầu tư sản xuất, đồng thời giúp nhau áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi.

 

Nhờ “ngân hàng bò” mà nhiều gia đình ở làng Hway đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo (ảnh minh họa).
Nhờ “ngân hàng bò” mà nhiều gia đình ở làng Hway đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo (ảnh minh họa).

Dựa vào những cây trồng chủ lực như: mì, bắp, đậu xanh, mía..., rất nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như hộ anh: Đinh Mít, Đinh Bớ, Đinh Khen, Đinh Hớp, Đinh Blơp... Hàng năm, ngoài công việc của gia đình, tổ viên trong các tổ đều dành thời gian để cùng nhau canh tác, sản xuất trên diện tích đất chung của tổ. Số tiền thu được từ diện tích đất ấy được dùng làm quỹ, sử dụng vào các việc chung như thăm hỏi khi ốm đau, giúp đỡ các gia đình khó khăn; Tết đến thì xuất quỹ để cả tổ ăn Tết.

Về làng Hway hỏi về câu chuyện nuôi bò rẽ của các tổ sản xuất, bà con trong làng ai nấy đều rất phấn khởi. Tổ 5 là một trong những tổ tiên phong trong việc dùng quỹ của tổ để mua bò sinh sản. Quỹ đất chung của tổ có 5 sào đất cày và gần 2 ha đất đồi. Hàng năm, tổ thu về khoảng 25 triệu đồng từ việc trồng bắp, mì và đậu xanh. Năm 2006, nhận thấy nhiều tổ viên trong tổ có hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên tổ đã họp nhau lại, bàn bạc và quyết định dùng nguồn quỹ đó để mua một con bò cái sinh sản. Con bò đầu tiên được giao cho một hộ khó khăn nhất trong tổ nuôi trước. Năm sau, tiếp tục dùng tiền quỹ đó mua thêm một con nữa và giao cho một hộ khó khăn khác nuôi. Sau khi bò sinh sản, hộ nuôi được giữ lại một con và trả lại một con cho tổ để giao cho hộ khác nuôi. Đến nay, tổ 5 đã có 30 con bò lớn nhỏ. Tổ trưởng tổ 5, anh Đinh Chế, chia sẻ: “Nhà mình cũng được tổ giao cho một con. Nó đẻ con rồi. Con mẹ thì cho hộ khác nuôi, còn con con thì mình nuôi. Nay mai nó có con thì mình một con, tổ một con, cứ vậy”.

Anh Đinh Kha vốn ở làng Bút (xã An Thành, huyện Đak Pơ). Năm 2014, sau khi lấy vợ, anh chuyển đến sinh sống tại làng Hway và trở thành thành viên của tổ sản xuất số 5. Là hộ mới, cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn nên gia đình anh được tổ tạo điều kiện cho nuôi một con bò cái. “Mình trồng bắp, trồng chuối, đậu xanh, mì, góp chung vô tổ mua bò. Sau này có bò nuôi nhiều rồi thì thu nhập cũng đỡ hơn”-anh Kha vui vẻ khoe.

Có những gia đình không gặp thuận lợi trong việc nuôi bò rẽ nhưng vẫn được các tổ sản xuất tạo điều kiện nhiều lần. Anh Đinh Băng, cũng cùng tổ sản xuất số 5, kể: Làng giao cho nhà ông Bray con bò thứ nhất thì bò bị chết vì quấn dây. Tổ tạo điều kiện cho thêm một con, ông Bray nuôi cũng chết; do vậy tổ lại cho nuôi tiếp con thứ 3. “Do rủi ro thì phải cho nuôi tiếp thôi. Nếu bò đẻ con thì một con phải trả cho tổ, một con cho ổng luôn”-anh Đinh Băng cho biết. Cứ thế, “ngân hàng bò” của các tổ sản xuất trở thành “cần câu” cho các hộ nghèo.

Học hỏi cách làm của tổ 5, các tổ sản xuất khác trong làng cũng đã triển khai thực hiện làm theo. Đến nay, tổ 5 là tổ có số lượng bò nhiều nhất với 30 con, tổ 6 có 6 con, một số tổ khác như tổ 3, tổ 4 thay vì nuôi bò thì lại lựa chọn nuôi dê. Cách làm này đã giúp cho nhiều hộ trong tổ nói riêng và trong làng Hway nói chung có nguồn vốn mua thêm tư liệu sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, tận dụng nguồn đất sẵn có, tự tạo vốn, tự giúp đỡ nhau vươn lên..., đó là cách làm của làng Hway trong hơn 10 năm qua. Tin rằng, với mô hình, cách làm ấy cùng sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, trong tương lai không xa làng Hway sẽ phát triển đi lên, có mặt bằng chung với các thôn khác của xã, đời sống người dân được nâng cao, không còn hộ đói nghèo.

Nguyễn Hiền

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm