Ngắm long sàng – Bảo vật quốc gia ở cố đô Hoa Lư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trải qua hơn 1.000 năm, cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) hiện vẫn còn nhiều di tích, kiến trúc rất đặc biệt, trong đó có bộ Long sàng độc đáo vừa được công nhận là bảo vật Quốc gia năm 2017.
Long sàng trước Nghi môn ngoại - bảo vật Quốc gia ở đất cố đô Hoa Lư
Long sàng trước Nghi môn ngoại - bảo vật Quốc gia ở đất cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa Quốc gia đặc biệt. Đây một thời là kinh đô của nước ta dưới thời phong kiến khi năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi lấy tên nước là Đại Cồ Việt.
Theo sử sách, kinh đô Hoa Lư xưa là 1 cung điện nguy nga, tráng lệ, được bao bọc bởi những ngọn núi đá hình vòng cung, cảnh quan kỳ vĩ cùng những hồ, đầm... tạo cho vùng đất này có một vẻ đẹp kỳ bí.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, cố đô Hoa Lư một thời huy hoàng hầu như đã bị tàn phá, đổ nát theo thời gian. Tuy nhiên, hiện quần thể di tích Hoa Lư vẫn còn gần 30 di tích, trong đó có 2 di tích là đền vua Ðinh và đền vua Lê đang còn lưu giữ nhiều kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc độc đáo.
Long sàng trước Nghi môn ngoại và Long sàng trước Bái đường đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một trong những bảo vật độc đáo, vừa được công nhận là bảo vật Quốc gia cuối năm 2017.
Long sàng được làm bằng đá xanh nguyên khối, tượng trưng cho bệ rồng lúc vua ngự triều. Bề mặt của long sàng được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ uy dũng, 2 tay vịn là 2 con rồng dáng vẻ thanh cao đang uốn mình trên tầng mây. Xung quanh long sàng có 2 hàng chân, cột để cắm cờ bát biểu, vũ khí trong ngày hội, tượng trưng cho các thứ bậc của quan quân văn võ, trong đó có 10 thanh long đao tượng trưng cho 10 đạo quân.
Bảo vật Quốc gia này hướng vào đền vua Đinh Tiên Hoàng, là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17. Đây cũng là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn và là điểm du lịch văn hóa lịch sử đầy hấp dẫn dành cho du khách khi đến với Ninh Bình.
Cố đô Hoa Lư không chỉ là quần thể di tích Quốc gia đặc biệt của đất nước mà còn nằm trong quần thể di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An đã được UNESCO công nhận vào năm 2014.
Một số hình ảnh về bộ Long sàng - bảo vật Quốc gia độc đáo ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình):
Cổng chính vào quần thể di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình
Cổng chính vào quần thể di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình
Quần thể di tích cố đô Hoa Lư là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và thờ vua Lê (Lê Hoàn) - Trong ảnh là cổng vào di tích đền thờ vua Đinh
Quần thể di tích cố đô Hoa Lư là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng và thờ vua Lê (Lê Hoàn) - Trong ảnh là cổng vào di tích đền thờ vua Đinh
Qua cổng chính vào trong là chúng ta sẽ gặp ngay chiếc Long sàng ở Nghi môn ngoại được đặt uy nghi ngay giữa sân
Qua cổng chính vào trong là chúng ta sẽ gặp ngay chiếc Long sàng ở Nghi môn ngoại được đặt uy nghi ngay giữa sân
Hai bên Long sàng có nghê chầu được tạc bằng đá xanh nguyên khối
Hai bên Long sàng có nghê chầu được tạc bằng đá xanh nguyên khối
Đền thờ vua Đinh tọa lạc ở một vùng đất phong thủy hữu tình với núi đá rừng xanh, sông suối uốn quanh, khiến nơi đây vừa uy nghi, vừa cổ kính
Đền thờ vua Đinh tọa lạc ở một vùng đất phong thủy hữu tình với núi đá rừng xanh, sông suối uốn quanh, khiến nơi đây vừa uy nghi, vừa cổ kính
 Đền vua Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17
Đền vua Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17
Long sàng được đặt uy nghi ngay trước đền Vua Đinh Tiên Hoàng, được dùng để vua ngự triều bàn các công việc trọng đại của đất nước
Long sàng được đặt uy nghi ngay trước đền Vua Đinh Tiên Hoàng, được dùng để vua ngự triều bàn các công việc trọng đại của đất nước
Long sàng được làm từ đá xanh nguyên khối, mặt được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ uy dũng
Long sàng được làm từ đá xanh nguyên khối, mặt được tạc nổi hình con rồng với dáng vẻ uy dũng
Hai bên Long sàng là 2 con rồng chầu đang hướng ra phía ngoài, uốn lượn trên 9 tầng mây
Hai bên Long sàng là 2 con rồng chầu đang hướng ra phía ngoài, uốn lượn trên 9 tầng mây
Trải qua hàng trăm năm, Long sàng vẫn còn tương đối nguyên vẹn, với những nét chạm khắc tinh xảo, thể hiện nét tài hoa của những người thợ điêu khắc xưa
Trải qua hàng trăm năm, Long sàng vẫn còn tương đối nguyên vẹn, với những nét chạm khắc tinh xảo, thể hiện nét tài hoa của những người thợ điêu khắc xưa
Bức phù điêu đẹp lung linh, cổ kính trước hồ bán nguyệt cũng được chạm khắc tinh xảo hài hòa với thiên nhiên
Bức phù điêu đẹp lung linh, cổ kính trước hồ bán nguyệt cũng được chạm khắc tinh xảo hài hòa với thiên nhiên
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm khi về đất cố đô Hoa Lư
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm khi về đất cố đô Hoa Lư
Người đàn ông cầm bông lau trắng bên con trâu thể hiện thời tuổi trẻ vua Đinh cưỡi trâu đánh trận giả
Người đàn ông cầm bông lau trắng bên con trâu thể hiện thời tuổi trẻ vua Đinh cưỡi trâu đánh trận giả
Tuấn Minh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.