Nét mới trong chương trình xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thực hiện gần 5 năm nhưng chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thực sự trở thành trung tâm kết nối các nguồn lực xã hội, cộng đồng dân cư, Nhà nước để đầu tư, tạo động lực cho khu vực nông thôn phát triển toàn diện.

Ảnh: Minh Quang
Ảnh: Minh Quang

Cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh, Chư Pah bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với bộn bề khó khăn. Song, với quyết tâm cao, huyện đã triển khai nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời như ban hành Nghị quyết chuyên đề xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; phát động phong trào “Chư Pah chung sức xây dựng nông thôn mới”; tổ chức lồng ghép các nguồn vốn đầu tư. Việc tuyên truyền sâu rộng nội dung và vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới đã tạo sự đồng thuận, chung sức từ phía nhân dân kết hợp với nguồn vốn khác để xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm qua, toàn huyện đã huy động trên 2.089.802 triệu đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó vốn đóng góp của dân 13.814,6 triệu đồng; vốn tín dụng 1.721.882 triệu đồng; còn lại là vốn ngân sách nhà nước và vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác.

Ông Nê Y Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết: Nguồn vốn trên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, chợ nông thôn, trường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa. Nổi bật là đầu tư phát triển sản xuất gắn với dự án, đề án nâng cao năng suất một số cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ các làng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn... giúp người dân biết chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, thu nhập nâng cao đời sống. Đến nay, 2 xã điểm là Nghĩa Hưng và Ia Nhin có 19/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. 1 xã đạt 11 tiêu chí, 10 xã còn lại có 5 đến 8 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 22 xã đã đạt 19 tiêu chí, trong đó 9 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 6 xã đã hoàn tất hồ sơ trình tỉnh xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 7 xã hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng huyện thẩm tra. Trong số các xã còn lại có 19 xã đạt 15-18 tiêu chí, 54 xã đạt 10-14 tiêu chí, 97 xã đạt 5-9 tiêu chí.... Ước cuối năm 2015 sẽ có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 12% tổng số xã của tỉnh. Đặt kết quả trên vào hiện trạng kinh tế-xã hội, hạ tầng vùng nông thôn trước khi xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn mới thấy quyết tâm của hệ thống chính trị và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Cụ thể hóa quyết tâm trên, Tỉnh ủy ban hành nghị quyết xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; cấp ủy địa phương ban hành nghị quyết xây dựng nông thôn mới phù hợp với địa phương mình.

 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Trên cơ sở phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” do tỉnh phát động, các địa phương phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, tạo sự lan tỏa rộng khắp, kể cả đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa nên đã huy động được nhiều nguồn lực từ nhân dân và doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nông thôn mới. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã vận động người dân hiến gần 110.000 m2 đất, 300 mét tường rào để xây dựng công trình đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học; đóng góp hàng chục vạn ngày công lao động để thực hiện chương trình. Tại huyện điểm Kbang, nhân dân đã hiến trên 30.000 m2 đất làm đường giao thông, xây dựng công trình phúc lợi; tự nguyện đóng góp trên 9,7 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn; 129,5 tỷ đồng đầu tư phát triển nông nghiệp; trên 104 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp, cải tạo nhà ở, cổng ngõ, tường rào... Theo số liệu của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tổng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh 5 năm qua gần 11.437 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước trên 3.954 tỷ đồng; cộng đồng dân cư đóng góp trực tiếp trên 1.479,6 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác.

Nhờ nguồn vốn trên mà mạng lưới hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng nông thôn được hoàn thiện làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo tiền đề để kinh tế-xã hội phát triển. Tính đến nay có trên 1.100 km đường giao thông trục xã, giao thông nông thôn được làm mới, nâng cấp, cứng hóa; 70 trường học được sửa chữa, nâng cấp và xây mới. Xây mới và nâng cấp 22 trạm y tế xã. Nhiều chợ, công trình nước sinh hoạt nông thôn được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Xây dựng mới 19 công trình thủy lợi, nâng tổng số công trình thủy lợi hiện có lên 349 công trình, tổng năng lực thiết kế tưới cho gần 54.300 ha cây trồng các loại; nhân dân tự thực hiện hàng ngàn công trình tạm, diện tích tưới hàng năm khoảng 50.000 ha... Đặc biệt, nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp đã tạo bệ phóng cho cơ cấu cây trồng chuyển dịch đúng hướng; hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực quy mô lớn gắn với các nhà máy chế biến... Năm 2015, ước tính giá trị sản phẩm thu được từ 1 ha đất trồng là 83,76 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2010. Chăn nuôi phát triển mạnh về chất lẫn lượng. Kinh tế phát triển toàn diện, thu nhập bình quân đầu người tăng từng năm. Đến nay, toàn tỉnh có 61/184 xã đạt tiêu chí thu nhập bình quân đầu người/năm, tăng 17 xã; 35/184 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo, tăng 6 xã so với cuối năm 2014. Hiện 90,8% số xã của tỉnh tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt chuẩn nông thôn mới và 56 xã đạt chuẩn tiêu chí giao thông...

 

Xây mới và nâng cấp 22 trạm y tế xã.
Xây mới và nâng cấp 22 trạm y tế xã.

Hiện nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh tiệm cận với chuẩn nông thôn mới. Đây chính là cơ sở để hướng đến mục tiêu năm 2020 toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Theo ông Nguyễn Quốc Minh-Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh, nếu trừ 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015, giai đoạn 2016-2020 sẽ có thêm 44 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Vì vậy, giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả mục tiêu trên là sử dụng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; đồng thời thực hiện tốt cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn. Tập trung hỗ trợ cho phát triển sản xuất, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất với doanh nghiệp. Chú trọng việc xã hội hóa để huy động thêm các nguồn lực khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng cơ chế lồng ghép, sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp lý ở các địa phương, trong đó ưu tiên cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện chương trình.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm