Nếp nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Truyền thống văn hóa gia đình được kế thừa, lưu truyền qua các thế hệ tạo nên sức sống bền bỉ của văn hóa dân tộc

Sài Gòn là quê bà ngoại tôi, ông bà nội của má tôi mất sớm. Hằng năm, dẫu đã về Sài Gòn sinh sống nhưng ông bà ngoại tôi vẫn cùng má và các dì sắp xếp về quê tảo mộ tổ tiên trước ngày 22 tháng chạp âm lịch. Với ông bà cố, ngoại luôn là con dâu hiếu nghĩa.

Ông bà ngoại tôi nghỉ dạy sớm trước tuổi hưu, chuyển sang làm nông nghiệp, nuôi tôm để có đủ kinh tế lo cho má tôi và các dì ăn học vì thuở đó, đồng lương giáo viên ít ỏi không đủ trang trải. Bây giờ tuổi già, chuyển về TP HCM sống, ông bà ngoại tôi hoàn toàn không có nguồn thu nhập nào. Má tôi lớn nhất nhà, khi kết hôn, ba tôi đồng ý mỗi tháng gửi tiền phụ lo cho ngoại, lúc đó mấy dì sống cùng ngoại nên cuộc sống khá ổn. Rồi mấy dì lần lượt lập gia đình, nhà ngoại không có con trai, má tôi "quyền huynh thế phụ" thống nhất 6 chị em hằng tháng góp tiền gửi nuôi ông bà ngoại, hưởng ứng đề nghị của má, các dượng đều vui vẻ đồng tình. Điều hạnh phúc nhất của má tôi là được sống cạnh nhà ông bà ngoại, các dì lập gia đình cũng ở gần nên nhà ngoại ngày nào cũng có con cháu ghé về. Ngoại nói rằng "ngoại chẳng có cảm giác đã gả con".

Hằng tháng, bà ngoại tôi đều mua gạo, nhu yếu phẩm gửi về cho bà cố, ngoại trích từ khoản tiết kiệm hằng tháng. Bà cố tôi nhập viện, ngoại cùng các bà dì vào nuôi. Ngoại là chị lớn, cách sắp xếp điều hành gia đình của má tôi được thừa hưởng từ ngoại. Thấy ngoại ẵm bồng và đút từng muỗng sữa cùng những lời nói âu yếm, ngọt ngào dành cho bà cố, tôi vô cùng ngưỡng mộ. Hôm bác sĩ báo bà cố không qua khỏi, ngoại xoay mặt vào tường nước mắt tuôn rơi nhưng không để cho bà cố biết. Má tôi tất tả chạy lên bệnh viện, mọi người đưa bà cố về nhà. Bà cố ra đi nhẹ nhàng, nét mặt bình thản và miệng cười mãn nguyện. Ông cố tôi gần chín mươi, đầu đội tang vợ vẫn ngồi đọc kinh cho bà cố suốt 3 giờ. Thật cao quý nghĩa tình.


 

 Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG


Cách đây 10 năm, ông ngoại tôi bị tai biến khi nghe tin dượng Tư tôi qua đời vì tai nạn, lần đó tôi được chứng kiến tình cảm thiêng liêng của đại gia đình, cảm nhận thế nào là "chị ngã em nâng", "máu chảy ruột mềm". Dì Tư tôi suy sụp hoàn toàn, dượng ra đi đột ngột để lại hai con nhỏ dại. Ngày dượng mất, ông ngoại bị tai biến nhập viện, gia đình vô cùng rối ren. Má tôi phải phân công người chăm cho ông ngoại trong bệnh viện, lo tang lễ cho dượng Tư, kèm lo cho dì Tư ngất lên ngất xuống và các em nhỏ chưa thể tự ăn uống, tắm rửa. Má tôi gom tất cả con cháu về nhà giao cho dì Sáu và dì Út chăm, lúc đó tôi còn nhỏ nhưng hiểu được, tôi ngoan ngoãn chơi cùng và trông các em phụ mấy dì. Má tôi vào bệnh viện lo cho ông ngoại. Ba tôi cùng các dượng lo tổ chức lễ tang, dì Ba và dì Năm kèm chăm dì Tư và bà ngoại. Bà ngoại bảo "nhà đang rối, ngoại phải cố khỏe để mọi người đỡ lo".

Rồi mọi chuyện cũng qua, một khoảng thời gian dài, mấy dì qua ở cùng dì Tư, chia sẻ và nâng đỡ. Ông ngoại tôi mang bệnh phải đi bệnh viện hằng tháng, kể từ đó, má tôi nhận nhiệm vụ này. Đến nay, con trai đầu của dì Tư đã vào đại học, vượt qua mọi khó khăn đều nhờ vào cái nếp nhà. Các dì tôi người nào cũng hiếu thảo, dì Ba và dì Tư luôn nấu thức ăn ngon mang qua cho ông bà ngoại, dì Sáu lo khoản nạp tiền điện thoại và chở ngoại đi dùng điểm tâm sáng, dì Năm và dì Út là hai người ở xa hơn vẫn tranh thủ nấu ăn, mang cà phê... về cho ngoại. Tôi thấy mấy dì vẫn cho tiền ông bà ngoại với thái độ lễ phép, tôn kính. Chủ nhật, mấy dì đăng ký đưa ngoại đi du lịch, ai đăng ký sớm sẽ được đưa ngoại đi. Ở nhà mấy dì vẫn đùa là "cướp má qua nhà". Tôi rất ngưỡng mộ và nhủ lòng sẽ làm y như vậy với ba má tôi sau này.


Nếp nhà là sự hy sinh lặng thầm của bà ngoại, chăm sóc, ẵm bồng chúng tôi từ tấm bé, ngoại như dòng suối mát chảy xuôi, chan hòa tình thương cho cả đàn cháu. Ngoại gần gũi, lắng nghe tâm sự của chị em tôi như người bạn cùng trang lứa nhưng không vì thế mà mất đi phần tôn kính từ chúng tôi. Nếp nhà còn thể hiện trong lời thưa của ba má với ông bà ngoại lúc đi làm, của chị em tôi lúc đi học, lúc về nhà. Thói quen mời ông bà, cha mẹ trong các bữa ăn, ngỡ là bình thường nhưng thành truyền thống văn hóa gia đình được kế thừa, lưu truyền qua các thế hệ tạo nên sức sống bền bỉ của văn hóa dân tộc.



Theo Nguyễn Lê Ái Ngọc (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.