Nên hay không mặc quần áo dày ấm khi đi ngủ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùa đông lạnh khiến nhiều người có thói quen lựa chọn những bộ quần áo dày để giữ ấm cơ thể. Không ít người thích mặc chúng khi ngủ, thế nhưng việc mặc đồ ngủ dày ấm không phải là một lựa chọn tốt.
Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Ngủ với quần áo quá dày và ấm có thể khiến bạn trằn trọc suốt đêm mà không thể có được giấc ngủ ngon trọn vẹn. Cơ thể cần duy trì nhiệt độ thích hợp để đưa bạn vào giấc ngủ ngon.
Loại vải lý tưởng để mặc khi ngủ chính là vải cotton vì chúng tạo sự thông thoáng, da sẽ dễ dàng “hít thở” và giúp cơ thể thoải mái. Vải lanh cũng là một lựa chọn tốt. Chúng vừa thoáng khí lại thấm hút khá tốt, mềm mại.
Làm bạn bị nổi mụn
Cơ thể bạn cũng tiết mồ hôi khi ngủ. Trong bồ đồ ngủ dày thấm đẫm mồ hôi, kèm với nhiệt và ma sát sẽ khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, da dễ dàng bị kích ứng và sinh mụn.
Bạn có thể lựa chọn loại vải tre với đặc tính kháng khuẩn tốt để hạn chế loại mụn này. Bên cạnh đó, vải tre mềm và khả năng thấm hút mạnh hơn cotton, rất thích hợp để làm chất liệu cho đồ ngủ.

Quần áo dày có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. (Đồ họa: VA)
Quần áo dày có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. (Đồ họa: VA)
Có thể gây nhiễm trùng
Mồ hôi đổ vào ban đêm cũng là nguyên nhân khiến da dễ nhiễm trùng hơn. Vì vi khuẩn rất thích phát triển ở những nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng. Vì vậy, khi cuộn mình trong chăn hoặc mặc một chiếc áo dày có thể làm bạn ấm áp hơn nhưng thực ra bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dần sẽ gây cảm giác khó chịu bức bối.
Cản trở quá trình điều hòa nhiệt độ của cơ thể
Một bộ đồ ngủ ấm áp giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cao, có thể giúp bạn ấm áp lúc bắt đầu giấc ngủ, nhưng sẽ khó để bạn có trọn vẹn giấc ngủ ngon. Mặt khác, nhiệt độ thấp hơn lại cho phép cơ thể dễ dàng hồi sức, thậm chí là trao đổi chất tốt hơn. Đã có nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cơ thể chỉ cần tăng lên 0,4 độ C là đã có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Có thể ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản
Nghiên cứu cho thấy nam giới có thể cải thiện chất lượng tinh trùng khi không mặc quần ngủ vào ban đêm. Khi mặc quần lót ngủ ôm sát phần dưới cơ thể, bộ phận sinh dục sẽ dễ dàng đổ mồ hôi. Tương tự, với nữ giới cũng sẽ gây viêm, nhiễm trùng, không hề tốt cho sức khỏe sinh sản của cả hai giới.
Ngoài cotton, vải lanh hay lụa tơ tằm cũng là sự lựa chọn thích hợp để điều hòa nhiệt độ cơ thể một cách tự nhiên. Chúng giữ ấm cho cơ thể qua những ngày đông lạnh giá nhớ vào nhiệt lượng được giữ lại trong những sợi tơ.
VIỆT ANH (T/H/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.