Năm 2024, cán bộ, viên chức có thể làm việc đến 66 tuổi mới nghỉ hưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao một số ngành đặc thù được phép nghỉ hưu ở tuổi 66.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, từ năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng. Tuy nhiên, có những trường hợp cán bộ, viên chức được phép nghỉ hưu cao hơn tuổi nghỉ hưu quy định.

Những viên chức trình độ cao có thể làm việc đến 66 tuổi nếu đơn vị công tác của họ có nhu cầu (Ảnh minh họa: Minh Nhật).

Những viên chức trình độ cao có thể làm việc đến 66 tuổi nếu đơn vị công tác của họ có nhu cầu (Ảnh minh họa: Minh Nhật).

Viên chức trong đơn vị sự nghiệp

Tại các đơn vị sự nghiệp công lập cần nhân sự có chuyên môn cao được tạo điều kiện để giữ lại những nhân sự lớn tuổi, trình độ cao.

Do đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2022/NĐ-CP cho phép áp dụng quy định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

Theo nghị định trên, viên chức có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định về tuổi nghỉ hưu nhưng không quá 5 năm (60 tháng), tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu.

Viên chức có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nếu đơn vị mà viên chức này công tác có nhu cầu. Đồng thời, viên chức phải đảm bảo có đủ sức khỏe; không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền và có đơn đề nghị được kéo dài thời gian công tác.

Quy định này chỉ được áp dụng với 4 nhóm viên chức cụ thể được quy định tại Điều 2 Nghị định số 50/2022/NĐ-CP.

Năm 2024, độ tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với lao động nam sẽ là 61 tuổi, lao động nữ sẽ là 56 tuổi 4 tháng. Như vậy, trong năm 2024, những viên chức thuộc diện được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định có thể làm việc đến năm 66 tuổi (đối với lao động nam) và 61 tuổi 4 tháng (đối với lao động nữ).

Trong thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định, viên chức chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Ngoài viên chức có trình độ chuyên môn cao, các cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cũng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo quy định tại Nghị định số 83/2022/NĐ-CP. Quy định này được áp dụng cho 2 nhóm cán bộ, công chức.

Đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm 1, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không vượt quá 60 tuổi. Đồng thời, những cán bộ, công chức trên khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Đối với cán bộ, công chức thuộc nhóm 2, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Theo thông báo chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ Tết Âm lịch kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy, ngày 25/01/2025 dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).